Chuyển đổi số Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là chủ trương được Chính phủ, Bộ Y tế hiện thực hóa bằng các đề án, nghị định, với mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, mang lại sự hài lòng, hiệu quả, công bằng cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Cùng với cả nước những năm qua, ngành Y tế Đồng Nai đã và đang đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số với các mục tiêu cụ thể, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng lộ trình triển khai đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Tạo thuận lợi cho người bệnh và nhân viên y tếcđs
Trong những năm gần đây, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi một cách toàn diện, tạo sự thay đổi tích cực trong khám chữa bệnh, nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và nhân viên y tế.
Cụ thể, tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai, với số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ngày càng đông, thời gian qua bệnh viện đã triển khai nhiều hình thức đăng ký phù hợp cho người dân. Như tiếp nhận bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và giấy tờ tùy thân có ảnh; sử dụng CCCD; sử dụng ứng dụng VssID, ứng dụng VNeID; sử dụng thẻ One Card và đăng ký trực tuyến thông qua phần mềm E-hospital của bệnh viện. Với những hình thức đăng ký này bệnh nhân chỉ mất khoảng 30 giây là đăng ký xong.
Bệnh viện cũng đã triển khai các hàng chờ, bên trên là bảng điện tử thể hiện số thứ tự tại các quầy thanh toán, lãnh thuốc. Thay vì chen chúc để nghe gọi số, nay người bệnh có thể chủ động, chỉ cần theo dõi bảng điện tử và chờ đến lượt theo số thứ tự được cấp sẵn để đóng tiền hoặc lấy thuốc. Ông Hoàng Văn M. (50 tuổi, ở phường Tân Phong, TP. Biên Hòa) cho hay, trước đây mỗi khi chờ lấy thuốc nếu bệnh đông tôi chờ gần cả tiếng, mất thời gian. Nay khâu thanh toán, lấy thuốc rất nhanh, tôi chỉ cần chờ đến số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử là đến thanh toán. Tôi rất vui và hài lòng về sự cải tiến này.
Nhân viên Bệnh viện ĐK Đồng Nai tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh cho người dân bằng thẻ BHYT, căn cước công dân.
Theo lãnh đạo bệnh viện, từ khi bệnh viện triển khai các hàng chờ, bên trên là bảng điện tử thể hiện số thứ tự, bệnh nhân rất vui mừng vì đảm bảo tính công bằng cho người bệnh và chủ động hơn trong thời gian. Hệ thống hàng chờ thông minh sẽ tích hợp công nghệ cao và sẽ tính toán tự động, bệnh nhân nào khám xong trước sẽ được thanh toán trước.
Hay như Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, đến nay sau 3 năm triển khai bệnh án điện tử(BAĐT) đã được các y, bác sĩ ứng dụng thuần thục, mang lại nhiều tiện ích, thuận lợi trong công tác khám chữa bệnh.
Phòng điều hành tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.
Chị Nguyễn Ngọc Bé, Điều dưỡng Trưởng khoa – Khoa Hồi sức tích cực Chống độc Bệnh viện ĐKKV Long Khánh cho biết: Bây giờ tất cả đã hoàn hảo, công việc của chúng tôi đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chỉ cần mở bệnh án, là biết ngay ban ngày bệnh nhân được uống bao nhiêu sữa, ăn bao nhiêu ml cháo, sử dụng thuốc, dịch truyền như thế nào, không còn phải ngồi báo cáo, cộng bằng tay. Hơn nữa, những chỉ định của bác sĩ, kết quả xét nghiệm của các khoa cận lâm sàng đã hiện lên trên màn hình vi tính, chúng tôi không phải ngồi dán kết quả xét nghiệm vào bệnh án.
BS.CKII Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Long Khánh cho hay, kể từ khi triển khai BAĐT bệnh nhân không còn phải chờ đợi, không sợ làm mất kết quả xét nghiệm nếu đã từng đến khám chữa bệnh tại đây. Thông tin về tất cả các lần khám chữa bệnh của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học và sử dụng đơn thuốc điện tử,… góp phần giảm thiểu sai sót y khoa (do nhập lại, do chữ viết tay,…).
“Thời gian tới, bệnh viện sẽ triển khai thêm thanh toán không dùng tiền mặt cho bệnh nhân. Khi triển khai thêm những việc này, thời gian đến khám chữa bệnh cho bệnh nhân rút ngắn lại. Thời gian làm thủ tục hành chính của nhân viên y tế giảm; Y bác sĩ sẽ có thời gian tập trung vào chuyên môn điều trị và chăm sóc bệnh nhân hơn để nâng cao sự hài lòng cho người bệnh” – BS Huyên nói.
Hướng tới xây dựng hệ thống y tế hiện đại
BS.CKII Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế cho biết, từ những kết quả đạt được, năm 2023 ngành Y tế Đồng Nai tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai hệ thống thông tin y tế của ngành phục vụ công tác điều hành, quản lý, cùng với điều trị bệnh và phòng chống dịch. Từ đó, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Sở Y tế đang khẩn trương đề xuất chủ trương thực hiện dự án “Xây dựng trung tâm điều hành y tế thông minh” đặt tại Sở Y tế, nhằm phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Sở Y tế. Tiếp tục cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp qua cổng thông tin y tế Đồng Nai, tổng đài 1022, ứng dụng chữ ký số, thực hiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4…
Bác sĩ Bệnh viện ĐKKV Long Khánh khám bệnh và ghi chép thông tin bệnh nhân trên hệ thống bệnh án điện tử qua máy tính bảng, không còn cảnh “ôm” hồ sơ bệnh án giấy như trước.
Với y tế cơ sở, tiếp tục thực hiện điều tra thông tin sức khoẻ và nhập liệu hồ sơ sức khoẻ điện tử đối với những người chưa tham gia BHYT, duy trì cập nhật thường xuyên thông tin người dân, cùng với đó là mở rộng hệ thống này vào công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế H. Xuân Lộc và các cơ sở còn lại. Tiếp tục mở rộng và áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Da Liễu và Trung tâm Y tế H. Long Thành. Liên thông dữ liệu giấy khám sức khoẻ lái xe theo quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt nối tiếp sự thành công mô hình bệnh án điện tử tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, sẽ khảo sát và xây dựng kế hoạch triển khai bệnh án điện tử tại 4 đơn vị gồm: Bệnh viện ĐK Đồng Nai, Bệnh viện ĐK Thống Nhất, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và Trung tâm y tế H. Cẩm Mỹ. Với mục tiêu nhằm xóa bệnh án giấy.
“Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một bệnh viện, cơ sở y tế, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình hoạt động với mong muốn cung cấp các giá trị đến cho bệnh nhân. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với mỗi đơn vị, tổ chức đó là cắt giảm chi phí vận hành, chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn trong thời gian ngắn hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của một bệnh viện hay trung tâm y tế” – BS Trung nói.
Mặc dù chuyển đổi số tại một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên theo các chuyên gia chuyển đổi số đang mang lại những giá trị và cơ hội được khám chữa bệnh hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng hơn trước đây. Việc áp dụng chuyển đổi số vào ngành y tế là một hướng đi tất yếu mà bất kỳ một cơ sở chăm sóc sức khỏe nào cũng sẽ phải ứng dụng trong hiện tại và tương lai.
Theo Sở Y tế, giai đoạn 2021-2025 Sở Y tế có 05 dự án phải hoàn thành gồm: xây dựng Trung tâm điều hành Y tế thông minh; xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến với các đơn vị trực thuộc; triển khai hệ thống Bệnh án điện tử ngành Y tế giai đoạn 1; triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa; cung cấp thiết bị đầu cuối CNTT phục vụ chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682