Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong y tế, giúp tầm soát các bệnh lý dễ dàng hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Chiều 6/12, tại Hà Nội, Trung ương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức Hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh niên về nguy cơ của các bệnh mạn tính; thảo luận về tiềm năng sử dụng công cụ số trong phát hiện sớm và kiểm soát bệnh…
Theo PGS.TS. Đào Việt Hằng – Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ nhiệm Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu cho biết, trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong y tế, giúp tầm soát các bệnh lý dễ dàng hơn. Ngoài phim chụp X-quang, nhiều bệnh viện đã có các phần mềm tích hợp thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện chẩn đoán ung thư gan trên CT-Scaner hoặc cộng hưởng từ (như chẩn đoán giai đoạn của ung thư trực tràng). Ở lĩnh vực về nội soi và giải phẫu bệnh cũng có nhiều sản phẩm giúp chẩn đoán và giảm thiểu sai sót tổn thương tốt hơn.
Bên cạnh đó là việc sử dụng các smartphone app cho người bệnh hiện đã có một số ứng dụng dành cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh nhân viêm gan B… Hoặc trong lĩnh vực tiêu hóa, AI đã giúp nhắc nhở người bệnh uống thuốc, đưa ra các bộ câu hỏi để phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân, tìm các dấu hiệu cảnh báo khi người bệnh có các nguy cơ biến chứng. Từ đó tạo ra kênh kết nối để người bệnh tìm đến cơ sở y tế hoặc các bác sĩ sớm hơn.
![]() ![]() |
Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú phát biểu tại tọa đàm |
Theo Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú, thời gian qua, chuyển đổi số và ứng dụng AI trong y tế không chỉ giúp tăng hiệu quả chẩn đoán, điều trị, và quản lý y tế, mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân. Đặc biệt, trong Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, đã có hơn 1.000.000 người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI)./.
Nguồn:https://dangcongsan.vn/y-te/ung-dung-tri-tue-nhan-tao-ai-trong-y-te-685647.html

Ngày 12/3/2025, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1366 /BYT-K2ĐT về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế.
Nội dung quyết định nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 57-NQ/TW); Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 193/2025/QH15); Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 03/NQ-CP); Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành y tế, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
1. Lãnh đạo nêu gương đi đầu, tiên phong trong nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp luận về chuyển đổi số; chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn theo nguyên tắc “lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên”, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao chất lượng, hiệu quả, đúng thời gian.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số.
3. Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới dịch vụ số cá nhân hóa, không phụ thuộc địa giới hành chính.
4. Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý y tế; triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử(VNeID), trao đổi dữ liệu y tế giữa các cơ sở y tế, giữa các tuyến.
5. Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và quản lý dữ liệu y tế
6. Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo thuận lợi cho người dân khi sử dụng các dịch vụ y tế.
7. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Ưu tiên nguồn lực, khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/9/2025), sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID, trao đổi dữ liệu khám, chữa bệnh giữa các cơ sở y tế giữa các tuyến, Phiếu chuyển cơ sở khám chữa bệnh điện tử, Phiếu hẹn khám lại điện tử, tái sử dụng kết quả xét nghiệm; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh trong việc khám, chữa bệnh như sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, nhận dạng sinh trắc học, đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến.
8. Đối với các cơ sở y tế dự phòng: Đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm.
9. Đối với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế: Khẩn trương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đối số trong quản lý đào tạo, giảng dạy, học tập; đảm bảo nội dung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong chương trình đào tạo.
Nguồn: Bộ Y tế
Loading...
Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID
Chiều ngày 05/9/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã chủ trì cuộc họp triển khai sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VneID. Tham dự cuộc họp có Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), Trung tâm công nghệ thông tin Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Trung tâm y tế quốc gia, Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan.
Tại cuộc họp đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã báo cáo việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã thực hiện công văn hướng dẫn các trường thông tin để triển khai số sức khỏe điện tử. Thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, dự thảo và trình phê duyệt quyết định “Hướng dẫn thực hiện sổ sức khoẻ điện tử VNeID trong khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.” Trong đó hướng dẫn cụ thể cơ sở khám chữa bệnh liên thông dữ liệu thực hiện sổ sức khoẻ điện tử VNeID, cơ sở khám chữa bệnh sử dụng sổ sức khoẻ điện tử VNeID trong khám bệnh, chữa bệnh và người dân sử dụng sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Cùng với đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đã dự thảo quyết định thành lập tổ công tác để triển khai thực hiện Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID.
Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế Hoàng Trung Tuấn báo cáo tại cuộc họp
Cuộc họp cũng được nghe báo cáo của Vụ Bảo hiểm y tế về việc triển khai tích hợp Giấy chuyển tuyến BHYT điện tử và Giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VneID. Từ ngày 01/7/2024, các cơ sở KCB trong toàn quốc đã gửi dữ liệu điện tử hàng ngày theo chuẩn dữ liệu 4750 lên Cổng tiếp nhận dữ liệu của BHXH Việt Nam, trong đó có bảng chỉ tiêu dữ liệu giấy chuyển tuyến BHYT và bảng chỉ tiêu dữ liệu giấy hẹn khám lại. Theo số liệu do BHXH Việt Nam cung cấp, tính đến ngày 29/8/2024, cả nước đã có 857.581 giấy chuyển tuyến BHYT và 2.267.890 giấy hẹn khám lại điện tử được gửi lên Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam. Riêng trong Tháng 8/2024, có 385.498 giấy chuyển tuyến BHYT và 1.046.812 giấy hẹn khám lại điện tử, trong đó tuyến Trung ương cấp 5.789 giấy chuyển tuyến BHYT và 96.630 giấy hẹn khám lại điện tử; tuyến tỉnh cấp 56.378 Giấy chuyển tuyến BHYT và 538.684 giấy hẹn khám lại điện tử; tuyến huyện cấp 258.187 giấy chuyển tuyến BHYT và 395.850 giấy hẹn khám lại điện tử; tuyến xã cấp 65.144 giấy chuyển tuyến BHYT và 15.648 giấy hẹn khám lại điện tử.
Ngày 28/8/2024, Vụ Vụ Bảo hiểm y tế đã có cuộc họp kỹ thuật với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an, Trung tâm CNTT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bàn các giải pháp kỹ thuật triển khai, trong đó đã thống nhất một số nội dung. Về tính pháp lý, Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định 02 mẫu giấy chuyển tuyến BHYT và giấy hẹn khám lại. Đã bổ sung quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, Thông tư quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực y tế. Thống nhất cần có quy định ký số file XML giấy chuyển tuyến KCB BHYT và giấy hẹn khám lại để bảo đảm tính pháp lý. Nội dung này thực hiện tương tự như giấy chứng sinh điện tử và giấy chứng tử điện tử đang triển khai hiện nay. Tạm thời trong giai đoạn thí điểm toàn quốc sẽ cho phép áp dụng song song đồng thời cả hai hình thức tiếp nhận khi người bệnh được chuyển tuyến hoặc khám lại tại các cơ sở KCB: Sử dụng giấy chuyển tuyến BHYT, giấy hẹn khám lại bản giấy hoặc giấy chuyển tuyến điện tử, giấy hẹn khám lại điện tử được hiển thị trên VNeID.
Bộ Y tế có văn bản đề nghị BHXH Việt Nam phối hợp, hỗ trợ triển khai ký số giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại để thực hiện nhiệm vụ tại Đề án 06 của Chính phủ. Bên cạnh đó cũng yêu cầu BHXH Việt Nam rà soát, đầu tư nâng cấp Cổng tiếp nhận dữ liệu, đảm bảo hạ tầng CNTT để có thể đáp ứng được khi triển khai. Xây dựng tính năng khai báo chữ ký số và tiếp nhận dữ liệu ký số của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với dữ liệu giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về khai báo, đăng ký khai báo chữ ký số gửi Bộ Y tế ban hành; bổ sung chức năng tra cứu giấy chuyển tuyến BHYT, giấy hẹn khám lại trên Cổng tiếp nhận dữ liệu của BHXH Việt Nam cho sở KCB khi người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VneID; hỗ trợ kỹ thuật để các đơn vị triển khai thực hiện ký số giấy chuyển tuyến và hẹn khám lại;
Đối với Bộ Công an, đề xuất nghiên cứu bổ sung tiện ích, xây dựng giao diện hiển thị giấy chuyển tuyến BHYT và giấy hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID. Ban hành tài liệu hướng dẫn người dân sử dụng giấy chuyển tuyến KCB BHYT, giấy hẹn khám lại được tích hợp trên VNeID hoặc căn cước công dân gắn chíp. Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết và hiểu được lợi ích, ý nghĩa khi triển khai giấy chuyển tuyến BHYT điện tử, giấy hẹn khám lại điện tử.
Các đại biểu tham dự phát biểu tại cuộc họp
Các đại biểu tham dự cuộc họp đã tham gia đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và kĩ thuật để triển khai sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn khám lại và giấy chuyển tuyến tích hợp trên ứng dụng VneID.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu tại cuộc họp
Có 26 nhiệm vụ cần thực hiện trong đó Bộ Y tế thực hiện 13 nhiệm vụ, Bộ Công an thực hiện 10 nhiệm vụ và BHXH Việt Nam thực hiện 03 nhiệm vụ. Để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tham mưu xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện giấy hẹn khám lại và giấy chuyển tuyến tích hợp trên ứng dụng VneID, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an hỗ trợ kĩ thuật. Tiếp theo đó sẽ tổ chức tập huấn cho các đơn vị tại chín địa phương được lựa chọn triển khai thí điểm. Trung tâm thông tin y tế quốc gia, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an và BHXH Việt Nam rà soát lại dữ liệu nguồn để thống nhất khi triển khai liên thông dữ liệu từ các cơ sở khám chữa bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tất cả các đơn vị đầu mối tập trung cao độ, triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID./.
Nguồn:https://moh.gov.vn/chuyen-doi-so-y-te/-/asset_publisher/bGrskQ5MmTm7/content/trien-khai-thuc-hien-so-suc-khoe-ien-tu-giay-hen-tai-kham-va-giay-chuyen-tuyen-tich-hop-tren-vneid?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fmoh.gov.vn%3A443%2Fchuyen-doi-so-y-te%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_bGrskQ5MmTm7%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Drow-0-column-2%26p_p_col_count%3D1
Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc
Hiện nay, mới chỉ có 153/1.500 cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước công bố triển khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử. Đến 30/9 tới, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành nhiệm vụ này.
Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đã trang bị máy tính cho 100% thầy thuốc, nhân viên có nhu cầu – Ảnh: VGP/HM
Mới đây, ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.
Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo, đôn đốc 100% các bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử; liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh của địa phương với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tận dụng dữ liệu đã được liên thông, liên tuyến để cắt giảm xét nghiệm cho người dân, hoàn thành trong tháng 9/2025.
Liên quan đến nội dung này cũng như góp phần hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh nhận diện bao quát các thách thức trong quá trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, nhằm tăng tốc thực hiện và hoàn thành với hiệu quả cao nhất từ nay đến tháng 9/2025, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với TTND.PGS.TS Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam.
Hạn đến tháng 30/9/2025 là có cơ sở
Thưa ông, với nhiều năm quản lý và theo dõi tiến trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế, xin ông cho biết tình hình triển khai bệnh án điện tử ở nước ta hiện nay như thế nào?
PGS.TS Trần Quý Tường: Với sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành Y tế, sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân và việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đã và đang từng bước phát triển, bước đầu đạt được một số thành quả rất đáng khích lệ.
Cụ thể, về kiến tạo thể chế, xây dựng hành lang pháp lý ứng dụng CNTT y tế và triển khai EMR, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản có ý nghĩa thực tiễn, có tính đột phá như: Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định về bệnh án điện tử; Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử…
PGS Trần Quý Tường cho biết, chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để triển khai EMR và EMR có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy
Hiện nay, theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp lý có liên quan, chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để triển khai EMR và EMR có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy.
Nhận thức về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số y tế và hồ sơ bệnh án điện tử của cán bộ, nhân viên trong ngành cũng được nâng cao. Nhiều địa phương, đơn vị cũng đã tích cực, chủ động huy động, bố trí nguồn lực cho chuyển đổi số y tế và triển khai EMR, như Sở Y tế Phú Thọ, Sở Y tế Quảng Ninh, Sở Y tế Hà Nội…
Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đã trang bị máy tính cho 100% thầy thuốc, nhân viên có nhu cầu và trang bị hệ thống mạng không dây miễn phí cho người bệnh, người nhà. Đặc biệt, đã có 39,1% các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc đã triển khai hệ thống an toàn, an ninh mạng.
Đến nay, tất cả 63 Sở Y tế đã tiến hành nhập hồ sơ, thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thông tin người hành nghề trên Hệ thống quản lý Quốc gia về đăng ký, cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc (bao gồm cả công lập và tư nhân) đã triển khai ứng dụng CNTT, có phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS).
Đến 30/9 các bệnh viện trên toàn quốc sẽ triển khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử – Ảnh: VGP/HM
Có 62,16% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có bộ phận chuyên trách CNTT riêng, trong đó có 95% các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt đã thành lập phòng công nghệ thông tin, các đơn vị khác đã có bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT.
Trung bình trên cả nước, mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 3,15 nhân viên chuyên trách, 46,5% bệnh viện triển khai đặt lịch khám trực tuyến, 61,1% bệnh viện triển khai lấy số xếp hàng.
Đặc biệt, các bệnh viện đã kết nối phần mềm quản lý thông tin của bệnh viện (HIS) với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt 100% để thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế điện tử.
Tính đến tuần đầu của tháng 4/2025, trên toàn quốc đã có 153 cơ sở khám, chữa bệnh công bố đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy. Trong đó có 2 Sở Y tế đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy ở tất cả các bệnh viện thuộc Sở, đó là Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và Sở Y tế Bắc Ninh.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, hiện nay UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang chỉ đạo rất quyết liệt Sở Y tế triển khai hồ sơ bệnh án điện tử ở tất cả các bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý.
Tôi tin rằng, đến 30/9 các bệnh viện trên toàn quốc sẽ triển khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy.
Riêng về thanh toán viện phí điện tử, các cơ sở khám, chữa bệnh đã có tiến bộ vượt bậc so với 5 năm trước đây. Hiện nay, 71% cơ sở đã áp dụng thanh toán điện tử, trong đó, thông qua kết nối trực tiếp ngân hàng 31,4%, qua cổng dịch vụ công quốc gia 10,5%, các hình thức khác 15,4%; 29% tổng số các bệnh viện vẫn còn áp dụng thanh toán bằng tiền mặt.
Nhận diện 5 thách thức lớn
Theo ông, những thách thức chính trong việc áp dụng EMR tại Việt Nam là gì và chúng ta có thể làm gì để vượt qua những thách thức này?
PGS.TS. Trần Quý Tường: Theo tôi, một số thách thức chính trong việc áp dụng EMR tại Việt Nam đó là:
Thứ nhất, nền tảng và hạ tầng số của ngành y tế Việt Nam hiện chưa đáp ứng, trong khi điều kiện cần để áp dụng bệnh án điện tử đã là một rào cản ban đầu. Từ đó, phát sinh và dẫn tới TCO (tổng chi phí) để triển khai áp dụng bệnh án điện tử lớn và cần huy động nhiều nguồn lực mới có khả năng cân đối.
Đây là yếu tố trọng yếu và cần phải được xem xét một cách nghiêm túc về “Tính sẵn sàng” (bao gồm: chính sách, hạ tầng CNTT, con người và tài chính) trong triển khai bệnh án điện tử.
Thứ hai, một số Giám đốc bệnh viện chưa thực sự quan tâm, chưa thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của việc triển khai EMR, chưa chủ động triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện.
Thứ ba, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử làm thay đổi thói quen, nề nếp, quy trình làm việc của toàn bộ bệnh viện, từ cách làm truyền thống sang cách làm có tính khoa học chặt chẽ trên môi trường mạng, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng tham gia tích cực của tất cả nhân viên bệnh viện.
Thứ tư, vì ở Việt Nam, y tế công lập chiếm phần lớn nên Bộ Y tế phải có quy định về cơ chế tài chính thì các bệnh viện công lập mới có kinh phí triển khai EMR. Hiện nay, quy định về chế tài chính cho ứng dụng CNTT y tế nói chung và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nói riêng chưa có hướng dẫn cụ thể (chưa có mục chi cho công nghệ thông tin, trong giá thành dịch vụ y tế chưa có thành phần CNTT), các bệnh viện chủ yếu sử dụng quỹ đầu tư phát triển của đơn vị để ứng dụng CNTT, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bệnh viện.
Thứ năm, trình độ CNTT của các cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu và yếu, không đồng đều tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
71% cơ sở y tế đã áp dụng thanh toán điện tử – Ảnh: VGP/HM
Giải pháp mang tính sẵn sàng ứng dụng bệnh án điện tử đồng loạt
Để triển khai hiệu quả chuyển đổi số trong ngành y tế, theo ông đâu là những giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số y tế trong thời gian tới?
PGS.TS Trần Quý Tường: Theo tôi, Bộ Y tế cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đến công tác chuyển đổi số y tế nói chung và triển khai EMR nói riêng; các vụ, cục của Bộ Y tế vào cuộc sát sao hơn, chủ động tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ các chính sách và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số y tế.
Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện triển khai đồng bộ các nền tảng, hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành làm nền tảng thúc đẩy tiến trình ứng dụng bệnh án điện tử. Đây chính là giải pháp thiết thực và là động lực tạo ra “tính sẵn sàng” cho triển khai ứng dụng bệnh án điện tử một cách đồng loạt.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn hướng dẫn về chuyển đổi số y tế nói chung và triển khai EMR nói riêng.
Khẩn trương ban hành quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024), trong đó tại điểm d, khoản 2 có quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm chi phí công nghệ thông tin, để các cơ sở khám, chữa bệnh có kinh phí thực hiện chuyển đổi số và triển khai EMR.
Bộ Y tế cũng cần có chế tài đối với các đơn vị, địa phương không thực hiện triển khai EMR theo đúng lộ trình đã quy định. Đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khen thưởng địa phương, đơn vị làm tốt việc triển khai EMR, từ đó giúp lan tỏa và làm mô hình tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm một cách hiệu quả.
Giám đốc các bệnh viện phải thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của việc triển khai EMR, từ đó thực sự quan tâm, chủ động thực hiện quyết liệt hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện. Bao gồm cả chủ động về mặt nhận thức cũng như có sự đầu tư nguồn lực một cách thỏa đáng cho CNTT hàng năm.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về y tế với các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các địa phương, các chuyên gia liên quan để tạo sự thống nhất triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc có hiệu quả, thiết thực.
Song song đó, nâng cao nhận thức, năng lực CNTT của cán bộ, nhân viên y tế thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, tập huấn về CNTT y tế…
Nguồn: chinhphu.vn
Bảng giá dịch vụ theo Nghị quyết 79/HĐND tỉnh Lào Cai năm 2025
Loading...
Bảng giá tiền khám bệnh
Loading...
Bảng giá dịch vụ siêu âm
Loading...
Bảng giá dịch vụ thăm dò chức năng
Loading...
Bảng giá dịch vụ xét nghiệm huyết học
Loading...
Bảng giá dịch vụ xét nghiệm sinh hóa
Loading...
Bảng giá dịch vụ xét nghiệm vi sinh
Loading...
Bảng giá dịch vụ xét nghiệm nước tiểu
Loading...
Bảng giá dịch vụ chụp X quang
Loading...
Bảng giá dịch vụ thủ thuật
Loading...
Bảng giá dịch vụ phẫu thuật
Loading...
Thực hiện kế hoạch số 03/KH – BV ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn về Kế hoạch tổ chức khám, chữa bệnh ngoại viện năm 2025 và Kế hoạch số 36/KH-BVVB ngày 31 tháng 03 năm 2025 về khám, tư vấn sức khỏe học sinh tại xã Thẳm Dương năm 2025.
Ngày 03/4/2025, Bệnh viện Đa khoa đã phối hợp với trường Mầm non, Tiểu học , THCS & BT xã Thẳm Dương tổ chức buổi khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng, tai, mũi, họng và da liễu cho các đối tượng là học sinh trên địa bàn xã.

Tại các điểm trường, Đoàn đã thực hiện khám sàng lọc tổng quát, giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời; Hướng dẫn học sinh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh; Tư vấn cách bảo vệ răng miệng, tai mũi họng để phòng tránh các bệnh học đường, giới thiệu các phương pháp vận động, thể dục giúp tăng cường thể chất cho học sinh.
Hoạt động khám sức khỏe học đường không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe mà còn nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Đây cũng là cơ hội để giáo viên và học sinh có thêm kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe học đường, giúp các em học sinh có một môi trường học tập, phát triển tốt hơn.
Kết thúc, đoàn đã thực hiện khám, tư vấn cho hơn 600 học sinh và tặng 3 phần quà (Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng sức đề kháng) cho học sinh tại 3 điểm trường trên địa bàn xã.