Bệnh viện và BHXH huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí KCB BHYT

Chiều ngày 9/5/2024, tại Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn, Bệnh viện và BHXH huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí KCB BHYT. Hội nghị có sự chủ trì của Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong và Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn.

Dự Hội nghị, về phía BHXH huyện Văn Bàn  có: Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong. Giám định viên bảo hiểm tại bệnh viện ông:Nguyễn Hữu Huân và ông: Phạm Anh Tuấn. Về phía y tế, bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn có: Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn và Đại diện các khoa phòng của bệnh viện.Trung tâm y tế huyện Văn Bàn có: Giám đốc trung tâm y tế ông: Đỗ Mạnh Hùng và các đại diện các khoa phòng của trung tâm y tế.

Tại hội nghị đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị BHXH và Y tế trong nhiều năm qua, với mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi tối đa chăm sóc sức khỏe người dân.

Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong cho biết, Hội nghị chuyên đề về công tác KCB BHYT lần này được tổ chức nhằm để hai đơn vị trao đổi, cung cấp thông tin và giải quyết khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. “Mục tiêu lớn nhất chúng ta hướng tới là đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT để tạo điều kiện tốt cho các cơ sở KCB tổ chức cung ứng dịch vụ y tế (DVYT) cho người tham gia BHYT, qua đó đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT theo đúng các quy định của pháp luật;”

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn: “Về cơ bản hai đơn vị đã đạt được sự đồng thuận, phối hợp chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vướng mắc phát sinh cần phải được giải quyết nhanh gọn hơn nữa.”

Thời gian qua, BHXH xã hội huyện Văn Bàn đã luôn đồng hành cùng Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn và các cơ sở KCB BHYT tích cực chủ động tìm và triển khai các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở KCB. Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH đã từng bước được giải quyết, tạo thuận lợi cho các cơ sở KCB và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT theo Luật định.

Sau một hồi làm việc và cùng nhau thảo luận và thống nhất các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT giữa 2 đơn vị BHXH và Y tế tại Hội nghị này, các hai bên đều phấn khởi và đánh giá cao kết quả của Hội nghị cũng như thông điệp đã nhấn mạnh tại hội nghị: Hai Ngành cùng đồng thuận, thống nhất và mục tiêu cuối cùng là vì người bệnh./.

Truyền thông: Lương Huyền Ly.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử bác sỹ về hỗ trợ chuyên môn và khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Nằm trong chương trình hợp tác tổng thể giữa Sở Y tế Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc cử bác sỹ hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội đã cử 2 bác sỹ về trực tiếp khám, điều trị cho người dân và hỗ trợ chuyên môn cho các bác sỹ của bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử:

+ ThS.BSNT Phí Xuân An, chuyên ngành: Gây mê hồi sức.

+ ThS.BSNT Trần Duy Mạnh, chuyên ngành: Nhi khoa.

về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh và hỗ trợ chuyên môn cho các y bác sỹ tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Việc phối hợp giữa Sở Y tế Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để cử các bác sỹ về hỗ trợ cho các cơ sở y tế tuyến huyện ở Lào Cai nhằm mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng tầm năng lực của y tế tuyến dưới trong công tác thăm khám, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh, qua đó hạn chế việc chuyển tuyến, giảm tải cho y tế tuyến trên.

Bệnh viện Văn Bàn hưởng ứng tuần lễ sử dụng kháng sinh có trách nhiệm

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ “SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM” thực hiện theo theo VB 9515/BYT-KCB ngày 09/11/2021 của Bộ y tế

 Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh (từ ngày 18 đến 24-11), các cơ quan quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực y tế kêu gọi thực hiện có hiệu quả khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm”, nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho con người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh đã giúp kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng và làm suy yếu nhiều tiến bộ trong sức khỏe và thuốc điều trị, đòi hỏi phải có nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào.

Hiện nay, số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả.

Tác động của kháng kháng sinh là rất nghiêm trọng, làm tăng chi phí điều trị do phải sử dụng thuốc đắt tiền và kéo dài thời gian điều trị, tạo ra những gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội. Kháng kháng sinh đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào các nguy cơ, như việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng. Kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại các căn bệnh: lao, HIV và sốt rét. Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu có thể lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm.

WHO cảnh báo, với sự phát triển của thương mại và du lịch toàn cầu, các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu không có hành động hiệu quả đối phó tình trạng này, đến một ngày nào đó, nhiều bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên không kiểm soát được. Trong lúc này, hai nguyên tắc quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kháng sinh phát huy tác dụng là dùng đúng và đủ.

Đứng trước dự báo tương lai phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả bệnh nhiễm trùng, từ năm 2011, WHO đã kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch để đối phó tình trạng kháng thuốc. Tháng 5-2015, Hội đồng Y tế thế giới đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu về chống kháng thuốc. Mục tiêu đầu tiên của Kế hoạch hành động là “nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc thông qua truyền thông, giáo dục và đào tạo hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này, WHO công bố chiến dịch với khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” trong Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống lại kháng thuốc như: thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc; tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng và nhân viên y tế về kháng thuốc; thiết lập mạng lưới giám sát tại 16 bệnh viện; theo dõi tiêu thụ kháng sinh; thực hiện Chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện; tăng cường quy định về thuốc kháng sinh trên thị trường; thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn. Mặt khác các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết Bản ghi nhớ thể hiện cam kết và phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề kháng thuốc trên các lĩnh vực.

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, Bộ Y tế kêu gọi các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và người dân hãy hành động, cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” để thắp lên ánh sáng hy vọng vào tương lai tươi sáng của công cuộc phòng, chống kháng thuốc, bảo vệ nguồn kháng sinh quý giá tại Việt Nam và trên thế giới. Theo đó, mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sĩ, không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng; luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Đối với các nhân viên và cơ sở y tế cần bảo đảm bàn tay, dụng cụ và môi trường cơ sở y tế sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết; hướng dẫn người bệnh, người dân về việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với các nhà thuốc, chỉ bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ; cung cấp kháng sinh có chất lượng; tư vấn cho người bệnh, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng.

Đối với các cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát của bác sĩ thú y. Không sử dụng thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở những động vật khỏe mạnh. Tiêm vắc-xin cho động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh. Thúc đẩy và áp dụng thực hành tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Cải thiện an toàn sinh học trong các trang trại và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc động vật.

———————————————–DS Trần Ngọc Hoàng—————————

Đăng ký khám bệnh trực tuyến

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến trên website của bệnh viện đa khoa Văn Bàn rất dễ dàng. Người bệnh chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu dưới đây. Và bộ phần tiếp nhận thông tin của Bệnh viện sẽ tiếp nhận và đăng ký số cho bệnh nhân ngay lập tức. Chúng tôi mở dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Thay vì phải đến sớm và gửi thẻ để đăng ký lấy số khám bệnh. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà và truy cập website Bệnh viện Văn Bàn mà đăng ký số khám bệnh.

Đăng ký khám bệnh trực tiếp trên website Bệnh viện Văn Bàn
Người bệnh đăng ký số trực tiếp trên website Bệnh viện Văn Bàn




    Giới tính:







    Chúng tôi luôn không ngừng hoàn thiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt nhất !

    32 bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    Dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú
    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    Nữ bệnh nhân 76 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Chợ Rẫy làm thủ tục thăm khám, với chẩn đoán ung thư đại tràng sigma, theo dõi bán tắc ruột.

    Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân ăn giảm sút vì ăn vào đau và chướng bụng. Bệnh nhân chủ yếu ăn cháo lỏng, và chỉ uống khoảng 200ml/ ngày. Bệnh nhân bị sụt cân nhưng không rõ tiền sử.

    Đồng thời do bệnh nhân nằm nhiều vì yếu sức không thể đi lại nên khi nhập viện, bệnh nhân đã bị teo cơ nặng.

    Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh
    Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh

    “Vấn đề đặt ra là nên bắt đầu điều trị ung thư cho bệnh nhân luôn hay điều trị dinh dưỡng trước. Một cuộc hội chẩn liên khoa đã được diễn ra, và chúng tôi đã quyết định điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư”- TS. BS Lưu Ngân Tâm- Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

    TS Tâm thông tin, sau 2 tuần tích cực điều trị dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân đã thay đổi, bệnh nhân đã tăng 3 kg, bắt đầu đi lại được. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật cắt khối ung thư. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã khoẻ mạnh và xuất viện.

    “Qua đây cho thấy vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh”- TS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

    Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
    Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

    Những thông tin trên được TS Tâm đưa ra tại tội thảo tập huấn Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức tại Hà Nộị. Lãnh đạo các bệnh viện, trưởng khoa dinh dưỡng của gần 30 bệnh viện trên cả nước đã tham dự Hội thảo này.
    Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

    Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi
    Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác dinh dương trong các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu bộ phận chuyên môn chẩn đoán, điều trị dinh dưỡng; dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đưa vào giá dịch vụ y tế; công tác đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thầy thuốc, bệnh nhân còn hạn chế…

    Ngày 10/5/2019, Cục Khám chữa bệnh đã ban hành Quyết định số 93 QĐ-KCB về việc phê duyệt quy trình sàng lọc tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú. Quyết định đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau khi ra viện và vấn đề dinh dưỡng bệnh viện trong suốt quá trình nằm viện của người bệnh.

    Trước đó, Bộ Y tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị tại các bệnh viện.

    Dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) bao gồm công cụ sàng lọc dinh dưỡng và quy trình đánh giá dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện, tổ chức đào tạo, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện và thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam.

    Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh
    Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh nội trú, bữa ăn học đường của trẻ em

    Ghi nhận ban đầu khi triển khai tại 7 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị, Quân y 354, Quân y 175, Nhân dân và Bệnh viện đa khoa Bà Rịa có 80-90% số khoa trong bệnh viện thực hiện sàng lọc tình trạng dinh dưỡng; Tỷ lệ người bệnh nội trú được sàng lọc tình trạng dinh dưỡng từ 51,4% đến 90%.

    Kết quả sàng lọc tình trạng dinh dưỡng được ghi vào trong hồ sơ người bệnh; hầu hết người bệnh nội trú được hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng đường uống có chứng minh lâm sàng ngay sau khi nhập viện (tỉ lệ khi chưa triển khai là 0/7). Người thực hiện sàng lọc: là cán bộ dinh dưỡng, điều dưỡng và bác sỹ điều trị nhưng chủ yếu là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Hầu hết người bệnh được hỏi có sử dụng dung dịch dinh dưỡng đường uống trong 48 giờ đầu.

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sau khi triển khai thí điểm tại 7 bệnh viện, dự án sẽ nhân rộng và triển khai tại 25 bệnh viện vể sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

    Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

    Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

    Chiều ngày 5/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với ông Đam.

    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam
    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

    Trao đổi tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều chuyển sang làm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương.
    Ông Mai Tiến Dũng cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Bộ Y tế trước Bộ Chính trị, trước Trung ương, cũng như trước Chính phủ.

    Theo ông Dũng, với trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, khi Quốc hội chưa họp, Thủ tướng sẽ giao quyền Bộ trưởng cho cán bộ được phân công. Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội, để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng.

    Ông Dũng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân rõ trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chính phủ đang thực hiện nội dung này theo trình tự, thủ tục được quy định.

    “Trước mắt chúng ta phải chờ Quốc hội miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã, sau đó mới thực hiện quy trình tiếp theo”, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thêm.

    Nguồn: https://dantri.com.vn

    Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

    Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

    Thời gian gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai tiếp nhận nhiều trường hợp bị dị vật đường thở, rất may mắn là chưa có ca nào để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Các bệnh nhân khi bị dị vật thường được người nhà tự sơ cứu nhưng cách sơ cứu của người nhà đa phần là chưa đúng.

    Vậy dị vật đường thở là gì, có nguy hiểm không và sơ cứu thế nào cho đúng?

    Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng.

    – Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là các loại hạt (lạc, ngô, na, …), mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc, nịt tóc… Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ.

    – Dị vật đường thở thường có 3 hướng diễn biến: Tự khỏi; diễn biến đến viêm phổi thùy do dị vật và thường phải cắt thùy phổi; gây suy hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong.

    Biểu hiện khi bị dị vật rơi vào đường thở?

    – Khi bị dị vật đường thở, trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên bị ho sặc sụa, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, thậm chí tiểu và đại tiện ra quần.

    – Nếu dị vật rơi vào thanh quản sẽ gây khó thở, khàn tiếng, ho, thở rít, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc; vào khí quản (thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản) sẽ gây khó thở từng cơn; vào phế quản (thường là phế quản bên phải) gây khó thở, giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm.

    – Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

    Xử trí như nào khi bị dị vật đường thở?

    Khi bị dị vật rơi vào đường thở với những biểu hiện như đã nêu ở trên, mọi người phải hết sức bình tĩnh và có thể áp dụng theo nghiệm pháp J. Heimlich như sau:

    ü Đối với nạn nhân còn tỉnh: Có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức (như hình duói đây).

    Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà
    Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

    Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Mỗi động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.

    ü Nếu nạn nhân bất tỉnh: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra (như hình H7).

    Ngoài ra, đối với những trẻ nhỏ cần áp dụng biện pháp vỗ lưng và ép ngực như sau:

    · Vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực (như hình H1).

    · Ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài (như hình H2).
    Lưu ý: Sau khi làm mọi động tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp trẻ không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có thể tiến hành soi gắp dị vật.

    Phòng dị vật đường thở như thế nào?

    Trẻ thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, vì thế nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng, rất dễ gây sặc.

    Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm. Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.

    Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

    Ths.Bs Vũ Thị Hải Yến-Trưởng khoa HSCC BV Sản Nhi Lào Cai

     

     

    Điều trị xơ gan cổ trướng

    Điều trị sơ gan cổ chướng

    Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này lá gan không còn khả năng tự phục hồi và mất dần chức năng. Gan không thực hiện được chức năng giải độc, từ đó toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong. Tại bệnh viện Văn Bàn, Bs CKI Phạm Nhật Tuấn điều trị xơ gan thành công cho bệnh nhân bằng phương pháp hấp thu dịch đem lại niềm vui cho người dân.

    XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÀ GÌ?

    Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của xơ gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan nặng nề, suy giảm chức năng gan và thậm chí còn có thể làm cho gan không thực hiện đào thải được các chất độc ra ngoài cơ thể. Cổ trướng là hiện tượng bụng phình to do dịch tích tụ.

    Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng
    Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng

    Xơ gan cổ trướng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả

    NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

    Viêm gan do virus: Người bệnh bị viêm gan B, C mà không có phương pháp điều trị bệnh sớm để bệnh lâu gây nên xơ, một số có thể chuyển thành xơ gan cổ chướng. Một khi người bệnh đã chuyển dần sang xơ gan cổ trướng cũng là lúc mức độ nguy hiểm của người bệnh tăng lên, cần được chữa trị ngay.
    Nhiễm hóa chất độc: Nhiễm độc hóa chất như thạch tín,… hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp. Các hóa chất độc sẽ làm bệnh xơ gan cổ trướng càng nguy hiểm và khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn cuối là rất có thể xảy ra. Tới khi đó có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân
    Nhiễm bệnh hấp huyết trùng: Bệnh có thể khiến cơ thể khả năng miễn dịch yếu, chức năng gan bị suy giảm… ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là một nguyên nhân dẫn tới xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối.
    Dinh dưỡng kém và nghiện rượu: Người bệnh gan cần có một chế độ dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Bên cạnh đó nghiện rượu khiến gan càng bị tổn thương nhiều hơn. Thiếu chất dinh dưỡng cộng với nghiện rượu khiến bệnh nhân xơ gan cổ trướng con đường dẫn tới giai đoạn cuối là rất nhanh.

    TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

    Một số triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng

    Triệu chứng xơ gan cổ trướng

    • Vàng da, vàng mắt
    • Đau mỏi toàn thân
    • Da nổi tĩnh mạch hình nhện nhỏ, màu đỏ, cơ thể dễ thâm tím.
    • Nước tiểu vàng đặc
    • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi
    • Cổ trướng, phù chân và bàn chân do ứ dịch
    • Rối loạn suy nghĩ, kém tập trung

    ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP THU DỊCH

    Xơ gan cổ trướng là biến chứng xơ gan nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng.

    Thông thường với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng, bác sĩ chỉ định phương pháp chọc hút ổ dịch, tuy nhiên phương pháp này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vỡ ổ dịch,… đe dọa tính mạng người bệnh. Ghép gan là phương án cuối cùng được chỉ định có chi phí tốn kém và không mấy khả thi cho phần đa bệnh nhân xơ gan.

    Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng
    Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng

    Khắc phục hoàn toàn những biến chứng có thể gặp và hạn chế xâm lấn, tiết kiệm chi phí điều trị, phương pháp hấp thu dịch trong điều trị xơ gan cổ trướng được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Điều trị hấp thu dịch là phương pháp sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế việc hấp thu lượng nước và nước báng trong bụng để giảm áp lực cho gan và thận, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng trong khi đói. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp điều trị thành công xơ gan cổ trướng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kiên trì điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.

    TẠI SAO NÊN CHỌN ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG TẠI BỆNH VIỆN VĂN BÀN

    Chuyên khoa Gan mật – Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn hội tụ những ưu điểm nổi bật giúp tầm soát chính xác, chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật hiệu quả cho mọi bệnh nhân:

    Thăm khám và điều trị với bác sỹ chuyên khoa sâu trực tiếp điều trị thành công bệnh xơ gan cổ trướng cho bệnh nhân

    Thăm khám và điều trị xơ gan tại bệnh viện Văn Bàn, người bệnh sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Gan mật hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý gan mật.

    Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

    Chuyên khoa Gan mật – bệnh viện Văn Bàn được đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống phòng Lab sinh học phân tử định lượng virus, hệ thống máy siêu âm màu 4D hiện đại, máy MSCT 64… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý xơ gan và mức độ tiến triển của bệnh để theo dõi điều trị bệnh hiệu quả.

    Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng
    Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng

    Quy trình thăm khám nhanh chóng

    Mọi thủ tục thăm khám và tiến hành điều trị xơ gan cổ trướng tại bệnh viện được tiến hành nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân chỉ cần chủ động sắp xếp thời gian đến thăm khám tại bệnh viện đa khoa Văn Bàn.

    Áp dụng thanh toán Bảo hiểm

    Để tạo cơ hội thăm khám và điều trị bệnh gan mật tốt nhất cho mọi người bệnh, bên cạnh việc niêm yết mức chi phí hợp lý theo quy chuẩn của Bộ Y tế, bệnh viện Văn Bàn áp dụng thanh toán theo Bảo hiểm đảm bảo đem lại mọi lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

     

    Nhồi máu cơ tim – Một biến chứng nguy hiểm

    Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

    Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành – động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Nhồi máu cơ tim là gì?

    Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

    Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu. Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.
    Các triệu chứng điển hình

    Yếu tố gây nhồi máu cơ tim
    Yếu tố gây nhồi máu cơ tim

    Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện. Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.

    Nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

    Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài hàng giờ, vì vậy khi có các triệu chứng trên, cần tìm kiếm sự giúp đỡ và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
    Nguyên nhân nào gây bệnh?

    Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:

    Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo đã được hydro hóa. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bởi con người và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
    Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

    Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim
    Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim

    Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi, ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

    Nồng độ triglycerid cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

    Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.

    Người béo phì: Có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người có cân nặng hợp lý. Béo phì thường liên quan đến các tình trạng khác làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglyceride…

    Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

    Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

    Gia đình: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ đặc biệt cao nếu trong gia đình có thành viên nam bị bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi hoặc thành viên nữ trước 65 tuổi.

    Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Stress, ít vận động; dùng các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamine; bệnh sử về tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
    Các biện pháp điều trị

    Nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu. Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu lưu thông vòng quanh qua chỗ tắc.

    Những trường hợp người bệnh còn sống sót nhưng không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim. Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hiện tượng hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn. Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.

    Đường huyết cao dễ dẫn đến bệnh mạch vành, gây nhồi máu cơ tim

    Biện pháp dự phòng bệnh

    Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để phòng bệnh nói chung và phòng ngừa bệnh tim mạch nói riêng. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim và mạch vành.

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Nên giảm các thực phẩm trong chế độ ăn, bao gồm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, giàu cholesterol.

    Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh
    Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh

    Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch Nếu đã bị nhồi máu cơ tim, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn một chế độ luyện tập vừa sức và mang lại hiệu quả.

    Ngưng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Cần tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.

    Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

    Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Hotline: 0967951414
    Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682