BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CỬ BÁC SĨ VỀ HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN VÀ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĂN BÀN

 

 

Thực hiện chương trình hợp tác tổng thể giữa Sở Y tế tỉnh Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc tăng cường hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn vinh dự được tiếp nhận bác sĩ từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về công tác trong thời gian 02 tháng.

Từ ngày 12/05/2025 đến ngày 11/07/2025, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn đón tiếp:

Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú Phạm Thị Huyền

  • Chuyên ngành: Nội Hô hấp
  • Đơn vị công tác: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trong thời gian làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Phạm Thị Huyền sẽ:

  • Trực tiếp thăm khám và điều trị cho người dân trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.
  • Hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại cơ sở.

Đây là cơ hội thiết thực giúp người dân địa phương được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng ngay tại địa phương, đồng thời góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế của bệnh viện.

 

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐỀ TÀI NCKH CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TẠI VĂN BÀN

 

Ngày 07/5/2025, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) tại huyện Văn Bàn theo Kế hoạch số 3993/BVNTW-VĐT&NCSKTE ngày 27/12/2025.

Buổi triển khai bao gồm hai nội dung chính:

Nội dung 1: Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án Nhi khoa để phục vụ nghiên cứu hồi cứu về tình hình tử vong và bệnh nặng xin về ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện.

Nội dung 2: Tổ chức hai lớp tập huấn chuyên môn:

  • Lớp Cấp cứu Nhi khoa: với 12 học viên.
  • Lớp Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh: với 20 học viên.

Giảng viên là các cán bộ đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Học viên tham gia bao gồm đội ngũ nhân viên y tế đang công tác tại BVĐK huyện, Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn.

 

Việc triển khai kế hoạch không chỉ góp phần thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học mà còn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực cấp cứu và hồi sức nhi – sơ sinh.

Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn để chương trình được diễn ra hiệu quả và đúng tiến độ.

THÔNG BÁO “VỀ VIỆC KHÁM SÀNG LỌC BẨM SINH MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI VÀ THAI NHI TỪ 20 – 28 TUẦN”

Nhằm chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đồng thời phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh để có phương án điều trị kịp thời, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn tổ chức đợt khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho các đối tượng sau:

  1. Đối tượng khám:
  • Trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ mang thai từ 20 đến 28 tuần
  1. Thời gian tổ chức:
  • Trong 02 ngày:Thứ Hai ngày 28/04/2025 và thứ Ba ngày 29/04/2025
  1. Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn
  2. Đơn vị tổ chức khám: Đoàn công tác của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

Trong đợt khám này, các cháu nhỏ và thai phụ sẽ được các bác sĩ siêu âm, kiểm tra sức khỏe tim, tư vấn điều trị hoàn toàn miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực, giúp bảo vệ sức khỏe từ sớm cho con em chúng ta.

Kính mời các gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai đủ điều kiện nêu trên chủ động sắp xếp thời gian, đến đúng địa điểm và thời gian quy định để được khám và được tư vấn để phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh.

 

 

Video clip: Phòng bệnh Sởi

     Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị nhiễm sởi, với các biến chứng tiềm ẩn bao gồm viêm phổi và viêm não (phù não), cũng như gây khuyết tật suốt đời do tổn thương não vĩnh viễn, mù hoặc mất thính giác, gây tổn hại đến khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh. Do đó việc ứng phó với dịch sởi bùng phát là cấp thiết.

Bệnh viện và BHXH huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí KCB BHYT

Chiều ngày 9/5/2024, tại Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn, Bệnh viện và BHXH huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí KCB BHYT. Hội nghị có sự chủ trì của Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong và Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn.

Dự Hội nghị, về phía BHXH huyện Văn Bàn  có: Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong. Giám định viên bảo hiểm tại bệnh viện ông:Nguyễn Hữu Huân và ông: Phạm Anh Tuấn. Về phía y tế, bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn có: Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn và Đại diện các khoa phòng của bệnh viện.Trung tâm y tế huyện Văn Bàn có: Giám đốc trung tâm y tế ông: Đỗ Mạnh Hùng và các đại diện các khoa phòng của trung tâm y tế.

Tại hội nghị đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị BHXH và Y tế trong nhiều năm qua, với mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi tối đa chăm sóc sức khỏe người dân.

Giám đốc BHXH huyện Văn Bàn ông: Bùi Xuân Phong cho biết, Hội nghị chuyên đề về công tác KCB BHYT lần này được tổ chức nhằm để hai đơn vị trao đổi, cung cấp thông tin và giải quyết khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. “Mục tiêu lớn nhất chúng ta hướng tới là đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT để tạo điều kiện tốt cho các cơ sở KCB tổ chức cung ứng dịch vụ y tế (DVYT) cho người tham gia BHYT, qua đó đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT theo đúng các quy định của pháp luật;”

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc BVĐK huyện Văn Bàn ông: Phạm Nhật Tuấn: “Về cơ bản hai đơn vị đã đạt được sự đồng thuận, phối hợp chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vướng mắc phát sinh cần phải được giải quyết nhanh gọn hơn nữa.”

Thời gian qua, BHXH xã hội huyện Văn Bàn đã luôn đồng hành cùng Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn và các cơ sở KCB BHYT tích cực chủ động tìm và triển khai các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở KCB. Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH đã từng bước được giải quyết, tạo thuận lợi cho các cơ sở KCB và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT theo Luật định.

Sau một hồi làm việc và cùng nhau thảo luận và thống nhất các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT giữa 2 đơn vị BHXH và Y tế tại Hội nghị này, các hai bên đều phấn khởi và đánh giá cao kết quả của Hội nghị cũng như thông điệp đã nhấn mạnh tại hội nghị: Hai Ngành cùng đồng thuận, thống nhất và mục tiêu cuối cùng là vì người bệnh./.

Truyền thông: Lương Huyền Ly.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử bác sỹ về hỗ trợ chuyên môn và khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Nằm trong chương trình hợp tác tổng thể giữa Sở Y tế Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc cử bác sỹ hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội đã cử 2 bác sỹ về trực tiếp khám, điều trị cho người dân và hỗ trợ chuyên môn cho các bác sỹ của bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử:

+ ThS.BSNT Phí Xuân An, chuyên ngành: Gây mê hồi sức.

+ ThS.BSNT Trần Duy Mạnh, chuyên ngành: Nhi khoa.

về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh và hỗ trợ chuyên môn cho các y bác sỹ tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Việc phối hợp giữa Sở Y tế Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để cử các bác sỹ về hỗ trợ cho các cơ sở y tế tuyến huyện ở Lào Cai nhằm mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng tầm năng lực của y tế tuyến dưới trong công tác thăm khám, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh, qua đó hạn chế việc chuyển tuyến, giảm tải cho y tế tuyến trên.

Bệnh viện Văn Bàn hưởng ứng tuần lễ sử dụng kháng sinh có trách nhiệm

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ “SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM” thực hiện theo theo VB 9515/BYT-KCB ngày 09/11/2021 của Bộ y tế

 Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh (từ ngày 18 đến 24-11), các cơ quan quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực y tế kêu gọi thực hiện có hiệu quả khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm”, nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho con người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh đã giúp kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng và làm suy yếu nhiều tiến bộ trong sức khỏe và thuốc điều trị, đòi hỏi phải có nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào.

Hiện nay, số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả.

Tác động của kháng kháng sinh là rất nghiêm trọng, làm tăng chi phí điều trị do phải sử dụng thuốc đắt tiền và kéo dài thời gian điều trị, tạo ra những gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội. Kháng kháng sinh đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào các nguy cơ, như việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng. Kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại các căn bệnh: lao, HIV và sốt rét. Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu có thể lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm.

WHO cảnh báo, với sự phát triển của thương mại và du lịch toàn cầu, các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu không có hành động hiệu quả đối phó tình trạng này, đến một ngày nào đó, nhiều bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên không kiểm soát được. Trong lúc này, hai nguyên tắc quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kháng sinh phát huy tác dụng là dùng đúng và đủ.

Đứng trước dự báo tương lai phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả bệnh nhiễm trùng, từ năm 2011, WHO đã kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch để đối phó tình trạng kháng thuốc. Tháng 5-2015, Hội đồng Y tế thế giới đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu về chống kháng thuốc. Mục tiêu đầu tiên của Kế hoạch hành động là “nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc thông qua truyền thông, giáo dục và đào tạo hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này, WHO công bố chiến dịch với khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” trong Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống lại kháng thuốc như: thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc; tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng và nhân viên y tế về kháng thuốc; thiết lập mạng lưới giám sát tại 16 bệnh viện; theo dõi tiêu thụ kháng sinh; thực hiện Chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện; tăng cường quy định về thuốc kháng sinh trên thị trường; thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn. Mặt khác các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết Bản ghi nhớ thể hiện cam kết và phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề kháng thuốc trên các lĩnh vực.

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, Bộ Y tế kêu gọi các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và người dân hãy hành động, cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” để thắp lên ánh sáng hy vọng vào tương lai tươi sáng của công cuộc phòng, chống kháng thuốc, bảo vệ nguồn kháng sinh quý giá tại Việt Nam và trên thế giới. Theo đó, mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sĩ, không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng; luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Đối với các nhân viên và cơ sở y tế cần bảo đảm bàn tay, dụng cụ và môi trường cơ sở y tế sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết; hướng dẫn người bệnh, người dân về việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với các nhà thuốc, chỉ bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ; cung cấp kháng sinh có chất lượng; tư vấn cho người bệnh, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng.

Đối với các cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát của bác sĩ thú y. Không sử dụng thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở những động vật khỏe mạnh. Tiêm vắc-xin cho động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh. Thúc đẩy và áp dụng thực hành tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Cải thiện an toàn sinh học trong các trang trại và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc động vật.

———————————————–DS Trần Ngọc Hoàng—————————

Đăng ký khám bệnh trực tuyến

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến trên website của bệnh viện đa khoa Văn Bàn rất dễ dàng. Người bệnh chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu dưới đây. Và bộ phần tiếp nhận thông tin của Bệnh viện sẽ tiếp nhận và đăng ký số cho bệnh nhân ngay lập tức. Chúng tôi mở dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Thay vì phải đến sớm và gửi thẻ để đăng ký lấy số khám bệnh. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà và truy cập website Bệnh viện Văn Bàn mà đăng ký số khám bệnh.

Đăng ký khám bệnh trực tiếp trên website Bệnh viện Văn Bàn
Người bệnh đăng ký số trực tiếp trên website Bệnh viện Văn Bàn




    Giới tính:







    Chúng tôi luôn không ngừng hoàn thiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt nhất !

    32 bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    Dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú
    bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

    Nữ bệnh nhân 76 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Chợ Rẫy làm thủ tục thăm khám, với chẩn đoán ung thư đại tràng sigma, theo dõi bán tắc ruột.

    Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân ăn giảm sút vì ăn vào đau và chướng bụng. Bệnh nhân chủ yếu ăn cháo lỏng, và chỉ uống khoảng 200ml/ ngày. Bệnh nhân bị sụt cân nhưng không rõ tiền sử.

    Đồng thời do bệnh nhân nằm nhiều vì yếu sức không thể đi lại nên khi nhập viện, bệnh nhân đã bị teo cơ nặng.

    Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh
    Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh

    “Vấn đề đặt ra là nên bắt đầu điều trị ung thư cho bệnh nhân luôn hay điều trị dinh dưỡng trước. Một cuộc hội chẩn liên khoa đã được diễn ra, và chúng tôi đã quyết định điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư”- TS. BS Lưu Ngân Tâm- Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

    TS Tâm thông tin, sau 2 tuần tích cực điều trị dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân đã thay đổi, bệnh nhân đã tăng 3 kg, bắt đầu đi lại được. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật cắt khối ung thư. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã khoẻ mạnh và xuất viện.

    “Qua đây cho thấy vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh”- TS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

    Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
    Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

    Những thông tin trên được TS Tâm đưa ra tại tội thảo tập huấn Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức tại Hà Nộị. Lãnh đạo các bệnh viện, trưởng khoa dinh dưỡng của gần 30 bệnh viện trên cả nước đã tham dự Hội thảo này.
    Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

    Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi
    Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác dinh dương trong các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu bộ phận chuyên môn chẩn đoán, điều trị dinh dưỡng; dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đưa vào giá dịch vụ y tế; công tác đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thầy thuốc, bệnh nhân còn hạn chế…

    Ngày 10/5/2019, Cục Khám chữa bệnh đã ban hành Quyết định số 93 QĐ-KCB về việc phê duyệt quy trình sàng lọc tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú. Quyết định đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau khi ra viện và vấn đề dinh dưỡng bệnh viện trong suốt quá trình nằm viện của người bệnh.

    Trước đó, Bộ Y tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị tại các bệnh viện.

    Dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) bao gồm công cụ sàng lọc dinh dưỡng và quy trình đánh giá dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện, tổ chức đào tạo, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện và thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam.

    Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh
    Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh nội trú, bữa ăn học đường của trẻ em

    Ghi nhận ban đầu khi triển khai tại 7 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị, Quân y 354, Quân y 175, Nhân dân và Bệnh viện đa khoa Bà Rịa có 80-90% số khoa trong bệnh viện thực hiện sàng lọc tình trạng dinh dưỡng; Tỷ lệ người bệnh nội trú được sàng lọc tình trạng dinh dưỡng từ 51,4% đến 90%.

    Kết quả sàng lọc tình trạng dinh dưỡng được ghi vào trong hồ sơ người bệnh; hầu hết người bệnh nội trú được hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng đường uống có chứng minh lâm sàng ngay sau khi nhập viện (tỉ lệ khi chưa triển khai là 0/7). Người thực hiện sàng lọc: là cán bộ dinh dưỡng, điều dưỡng và bác sỹ điều trị nhưng chủ yếu là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Hầu hết người bệnh được hỏi có sử dụng dung dịch dinh dưỡng đường uống trong 48 giờ đầu.

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sau khi triển khai thí điểm tại 7 bệnh viện, dự án sẽ nhân rộng và triển khai tại 25 bệnh viện vể sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

    Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

    Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

    Chiều ngày 5/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với ông Đam.

    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam
    Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

    Trao đổi tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều chuyển sang làm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương.
    Ông Mai Tiến Dũng cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Bộ Y tế trước Bộ Chính trị, trước Trung ương, cũng như trước Chính phủ.

    Theo ông Dũng, với trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, khi Quốc hội chưa họp, Thủ tướng sẽ giao quyền Bộ trưởng cho cán bộ được phân công. Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội, để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng.

    Ông Dũng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân rõ trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chính phủ đang thực hiện nội dung này theo trình tự, thủ tục được quy định.

    “Trước mắt chúng ta phải chờ Quốc hội miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã, sau đó mới thực hiện quy trình tiếp theo”, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thêm.

    Nguồn: https://dantri.com.vn

    Hotline: 0967951414
    Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682