KHÁM, TƯ VẤN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TẠI XÃ THẲM DƯƠNG NĂM 2025

Thực hiện kế hoạch số 03/KH – BV ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn về Kế hoạch tổ chức khám, chữa bệnh ngoại viện năm 2025 và Kế hoạch số 36/KH-BVVB ngày 31 tháng 03 năm 2025 về khám, tư vấn sức khỏe học sinh tại xã Thẳm Dương năm 2025.

Ngày 03/4/2025, Bệnh viện Đa khoa đã phối hợp với trường Mầm non, Tiểu học , THCS & BT xã Thẳm Dương  tổ chức buổi khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng, tai,  mũi,  họng và da liễu cho các đối tượng là học sinh trên địa bàn xã.

Hình ảnh các y, Bác sỹ đang thăm khám cho các em học sinh tại xã Thẳm Dương

Tại các điểm trường, Đoàn đã thực hiện khám sàng lọc tổng quát, giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời; Hướng dẫn học sinh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh; Tư vấn cách bảo vệ răng miệng, tai mũi họng để phòng tránh các bệnh học đường, giới thiệu các phương pháp vận động, thể dục giúp tăng cường thể chất cho học sinh.

Hoạt động khám sức khỏe học đường không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe mà còn nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Đây cũng là cơ hội để giáo viên và học sinh có thêm kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe học đường, giúp các em học sinh có một môi trường học tập, phát triển tốt hơn.

Kết thúc, đoàn đã thực hiện khám, tư vấn cho hơn 600 học sinh và tặng 3 phần quà (Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng sức đề kháng) cho học sinh tại 3 điểm trường trên địa bàn xã.

Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa Kiosk tiếp đón bệnh nhân vào hoạt động

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang đến sự thuận tiện cho người dân. Bệnh viện Đa khoa Huyện Văn Bàn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện. Một trong những bước tiến quan trọng của bệnh viện là đưa hệ thống Kiosk tiếp đón bệnh nhân bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chip vào hoạt động.

Nhằm giảm tải thủ tục hành chính và nâng cao hiệu suất làm việc, Bệnh viện Đa khoa Huyện Văn Bàn đã triển khai hệ thống Kiosk tự động, cho phép bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip.

Hệ thống Kiosk giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục, hạn chế tình trạng quá tải tại quầy tiếp nhận, giảm tải công việc cho nhân viên tiếp đón. Đặc biệt, việc sử dụng CCCD gắn chíp đảm bảo tính chính xác, bảo mật cao và giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập liệu, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh không cần mang theo nhiều loại giấy tờ.

Cán bộ y tế Khoa Khám bệnh đang hướng dẫn trực tiếp người dân đăng ký khám bệnh tại Kiosk

Việc ứng dụng Kiosk tiếp đón bệnh nhân là một bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của Bệnh viện Đa khoa Huyện Văn Bàn. Ngoài ra, bệnh viện cũng đang tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin khác như: Quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, giúp lưu trữ và tra cứu thông tin bệnh nhân nhanh chóng. Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, tạo sự thuận tiện và minh bạch trong quá trình thanh toán.

Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống Kiosk tiếp đón bệnh nhân đã nhận được sự đánh giá cao từ phía người dân về sự tiện lợi, nhanh chóng và chính xác của hệ thống trong việc hỗ trợ đăng ký khám chữa bệnh.

Trước ngày 30/06/2025, bệnh viện sẽ triển khai hoàn toàn bệnh án điện tử, tích hợp các giải pháp ký số, ký điện tử, ký vân tay trên toàn bộ hồ sơ bệnh án. Điều này không chỉ giúp nâng cao tính chính xác, bảo mật thông tin mà còn tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ, giảm thiểu tối đa giấy tờ thủ công, hướng tới bệnh viện không giấy tờ trong tương lai.

Bệnh viện Đa khoa Huyện Văn Bàn cam kết tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới mô hình bệnh viện thông minh, lấy người bệnh làm trung tâm. Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin y tế, đào tạo nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình khám chữa bệnh không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần xây dựng một nền y tế hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến tới sự hài lòng của người dân.

Mời chào giá mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025

Mời chào giá mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025

THƯ MỜI BÁO GIÁ
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá cấu hình gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025 với nội dung cụ thể như sau:
I. Thông tin của đơn vị yêu cầu báo giá
1. Đơn vị yêu cầu báo giá: Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
Địa chỉ: Tổ 2 – Thị trấn Khánh Yên – Huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai.
2. Thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm tiếp nhận báo giá:
Ông Nguyễn Phi Hùng, nhân viên Phòng TCHC- TCKT.
Điện thoại: 0982.075.011

Mời chào giá mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025
Mời chào giá mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025

3. Cách thức tiếp nhận báo giá:
– Nhận trực tiếp tại địa chỉ: Phòng Văn thư, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn. Địa chỉ: Tổ 2, Thị trấn Khánh Yên, Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai, với tiêu đề “Báo giá trang thiết bị của Công ty …;”
– Đồng thời nhận qua email: benhvienvb@gmail.com.
4. Thời hạn tiếp nhận báo giá: Từ 14 giờ 00 phút ngày 28/02/2025 đến trước 14 giờ 00 phút ngày 10/03/2025.
Các báo giá nhận được sau thời điểm nêu trên sẽ không được xem xét.
5. Thời hạn có hiệu lực của báo giá: Tối thiểu 90 ngày, kể từ ngày 28/02/2025.
II. Nội dung yêu cầu báo giá
1. Báo giá các thiết bị, vật tư văn phòng và thiết bị y tế.
(Chi tiết theo 03 Phụ biểu đính kèm)
2. Địa điểm cung cấp, lắp đặt các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế:
– Địa điểm giao hàng, lắp đặt: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
– Yêu cầu về vận chuyển, bảo quản thiết bị y tế: Các trang thiết bị y tế phải được đóng gói cẩn thận, quá trình vận chuyển phải được đảm bảo không gây ảnh hưởng, không gây lỗi trang thiết bị.
3. Thời gian giao hàng dự kiến: Quý III năm 2025.
4. Dự kiến về các điều khoản tạm ứng, thanh toán hợp đồng: Không tạm ứng. Bệnh viện sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho nhà thầu khi nhận được đầy đủ chứng từ kèm theo.
5. Các thông tin khác:
– Yêu cầu chung về trang thiết bị báo giá:
+ Tình trạng thiết bị: Mới 100%.
+ Năm sản xuất: 2024 trở về sau.
+ Bảo hành ≥ 12 tháng.
+ Báo giá của thiết bị cung cấp: đầy đủ chi tiết danh mục hàng hóa các thông tin Hãng, nước sản xuất, năm sản xuất, Chế độ bảo hành, cung cấp vật tư tiêu hao, phụ kiện, hỗ trợ trong quá trình sử dụng (nếu có)…
Rất mong được các hãng sản xuất, nhà cung cấp quan tâm gửi hồ sơ báo giá về Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
Bệnh viện xin trân trọng cảm ơn./.

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.32 MB]

Thư mời báo giá danh mục thiết bị y tế gói thầu 2025

Thư mời báo giá trang thiết bị y tế năm 2025

THƯ MỜI BÁO GIÁ
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá cấu hình gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nguồn NSNN năm 2025 với nội dung cụ thể như sau:
I. Thông tin của đơn vị yêu cầu báo giá
1. Đơn vị yêu cầu báo giá: Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
Địa chỉ: Tổ 2 – Thị trấn Khánh Yên – Huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai.
2. Thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm tiếp nhận báo giá:
Ông Nguyễn Phi Hùng, nhân viên Phòng TCHC- TCKT.
Điện thoại: 0982.075.011.
3. Cách thức tiếp nhận báo giá:
– Nhận trực tiếp tại địa chỉ: Phòng Văn thư, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn. Địa chỉ: Tổ 2, Thị trấn Khánh Yên, Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai, với tiêu đề “Báo giá trang thiết bị của Công ty …;”
– Đồng thời nhận qua email: benhvienvb@gmail.com.
4. Thời hạn tiếp nhận báo giá: Từ 14 giờ 00 phút ngày 16/01/2025 đến trước 14 giờ 00 phút ngày 03/02/2025.
Các báo giá nhận được sau thời điểm nêu trên sẽ không được xem xét.
5. Thời hạn có hiệu lực của báo giá: Tối thiểu 90 ngày, kể từ ngày 20/01/2025.
II. Nội dung yêu cầu báo giá
1. Danh mục thiết bị y tế, cấu hình, linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế (gọi chung là thiết bị).
(có 03 Phụ biểu chi tiết kèm theo)
2. Địa điểm cung cấp, lắp đặt các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế:
– Địa điểm giao hàng, lắp đặt: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
– Yêu cầu về vận chuyển, bảo quản thiết bị y tế: Các trang thiết bị y tế phải được đóng gói cẩn thận, quá trình vận chuyển phải được đảm bảo không gây ảnh hưởng, không gây lỗi trang thiết bị.

3. Thời gian giao hàng dự kiến: Quý III năm 2025.
4. Dự kiến về các điều khoản tạm ứng, thanh toán hợp đồng: Không tạm ứng. Bệnh viện sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho nhà thầu khi nhận được đầy đủ chứng từ kèm theo.
5. Các thông tin khác:
– Yêu cầu chung về trang thiết bị báo giá:
+ Tình trạng thiết bị: Mới 100%.
+ Năm sản xuất: 2024 trở về sau.
+ Bảo hành ≥ 12 tháng.
+ Báo giá của thiết bị cung cấp: đầy đủ chi tiết danh mục hàng hóa các thông tin Hãng, nước sản xuất, năm sản xuất, Chế độ bảo hành, cung cấp vật tư tiêu hao, phụ kiện, hỗ trợ trong quá trình sử dụng (nếu có)…
Rất mong được các hãng sản xuất, nhà cung cấp quan tâm gửi hồ sơ báo giá về Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
Bệnh viện xin trân trọng cảm ơn./.

Tải file danh mục: Phụ biểu chi tiết

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành y tế

Chuyển đổi số y tế có thể coi là trọng tâm công tác của ngành y tế, đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực. Vậy Chuyển đổi số y tế mang ý nghĩa quan trọng như thế nào, có những thách thức, khó khăn gì khi triển khai?

 

  1. Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?

Chuyển đổi số y tế là quá trình ứng dụng công nghệ, truyền thông vào các hoạt động trong ngành y tế một cách tổng thể và toàn diện. Từ đó, tối ưu hóa việc quản lý, lưu trữ thông tin cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của người dùng.

Chuyển đổi số ngành y tế được thực hiện thông qua việc ứng dụng các hệ thống thông tin và công nghệ như: hệ thống hồ sơ điện tử, hệ thống quản lý bệnh viện/bệnh nhân hay các ứng dụng di động và công nghệ tiên tiến như Big data, IoT, AI, Robot, điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo,…

  1. Vai trò của chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa quy trình thủ tục thăm, khám, chữa bệnh của người dân và cả nhân viên y tế. Chuyển đổi số mang đến nhiều lợi ích cho đa dạng đối tượng, có thể kể đến như:

2.1. Nhân viên y tế

Chuyển đổi số được đánh giá là một trợ thủ đắc lực đối với toàn bộ nhân viên y và dược. Ứng dụng công nghệ 4.0, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải tiến với nhiều tính năng thông minh. Từ đó, ngành y tế có thể khắc phục nhược điểm của hệ thống, tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của y học Việt Nam.

Tăng khả năng chẩn đoán và điều trị chính xác

Chẩn đoán hình ảnh (AI): Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán, xác định bệnh và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả thông qua các hình ảnh siêu âm và x-quang.

Thực tế ảo (VR): Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân được mô phỏng dựa trên hình ảnh ảo, 3D nhằm hỗ trợ đội ngũ y tế nghiên cứu cũng như thực hành điều trị. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp tính năng giả lập các ca phẫu thuật phức tạp (đặc biệt tim và não).

Tăng sự tương tác với bệnh nhân và người dân

Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Health Record): Hồ sơ y tế điện tử cho phép lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin y tế của bệnh nhân dưới dạng điện tử. Toàn bộ tình hình sức khỏe, quá trình thăm khám, tiền sử bệnh tật được cập nhật trong sổ điện tử 1 cách đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, điều trị của y bác sĩ, tránh trường hợp thất lạc sổ, hay mỗi lần khám sử dụng một sổ khác nhau.

Điện toán đám mây (Cloud computing): Các website, ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây hoạt động như cổng dịch vụ 24/7, cung cấp các dịch vụ đặt lịch hẹn, truy cập hồ sơ y tế trực tuyến và các yêu cầu hỗ trợ khác, giúp tăng cường khả năng tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Phát triển đa kênh (Omni-channel): Một số cơ sở y tế, bệnh viện đã kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội hay tin nhắn SMS để truyền tải, cung cấp thông tin cho khách hàng. Ví dụ: thông báo kết quả, hội chuẩn bệnh án online, tư vấn và giải đáp thắc mắc khách hàng,…

2.2. Người dân

Chuyển đổi số trong y tế đã mang lại nhiều giá trị, lợi ích xã hội, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực y tế và sử dụng nhiều dịch vụ tốt nhất:

Cải thiện hiệu quả và cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc y tế

Sử dụng Big data để sắp xếp, cung cấp nhân sự đầy đủ trong mỗi ca trực, nhằm hỗ trợ kịp thời bệnh nhân và tối ưu hóa chi phí không cần thiết.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dân tìm kiếm các phòng khám uy tín, gia tăng sự trải nghiệm của bệnh nhân tại cơ sở y tế.

Kết nối với y bác sĩ để được tư vấn và khám sức khỏe từ xa

Khoảng cách địa lý là rào cản lớn nhất khiến bệnh nhân các vùng nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Các ứng dụng Telehealth & Homecare hỗ trợ người dân tiếp cận gần hơn với các cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ trong việc tư vấn, thăm khám và chữa bệnh từ xa.

Người dân có thể truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân trực tuyến

Các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng công nghệ thông tin để lưu giữ toàn bộ dữ liệu, bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống trực tuyến để cải thiện quá trình thăm khám, chữa bệnh và người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin của mình.

Hồ sơ điện tử: Đây là nơi lưu giữ thông tin cá nhân, số lần thăm khám, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc,… đều được số hóa, lưu trữ và quản lý theo mã số riêng.

Cổng thông tin tiêm chủng: Cập nhật quá trình tiêm chủng toàn quốc cũng như cung cấp dịch vụ đăng ký tiêm trực tuyến, tra cứu và phản ánh thông tin.

Quản lý và thanh toán bảo hiểm y tế trực tuyến

Từ ngày 1/6/2021, Việt Nam đã triển khai sử dụng VssID thay cho BHYT để giúp người dân lưu trữ hồ sơ cá nhân, tăng tính bảo mật, an toàn và tạo sự thuận tiện trong quá trình tra cứu và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều thành phố lớn đã triển khai phương pháp thanh toán trực tuyến giúp thủ tục được đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí quản lý.

Tạo lịch hẹn khám và chữa bệnh dễ dàng

Người dân có thể đặt lịch thông qua website, hotline hoặc các ứng dụng BookingCare, eDoctor,… để được thăm khám, chữa bệnh mà không cần phải mất thời gian xếp hàng.

Tự theo dõi sức khỏe theo thời gian thực

Với công nghệ cảm biến IoT được tích hợp trong ứng dụng sức khỏe và các sản phẩm thông minh như đồng hồ đeo tay, điện thoại, dây đeo cổ tay,… Từ đó, người dân đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể tiêu chuẩn 5 chỉ số khoa học, bao gồm nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu, giấc ngủ, mức độ áp lực.

Nguồn: Internet

Thư mời chào giá cung cấp báo giá mua sắm Vật tư hóa chất sinh phẩm bổ sung cho TTBYT mới

Thư mời chào giá

Kính gửi: Các đơn vị doanh nghiệp, các nhà cung cấp
Căn cứ vào kế hoạch mua sắm vật tư hóa chất sinh phẩm bổ sung cho TTBYT mới phục vụ công tác chuyên môn năm 2024-2025 của Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
Hiện nay Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn đang có nhu cầu mua sắm một số vật tư hóa chất sinh phẩm cho TTBYT mới (chi tiết tại phụ lục đính kèm)
Để có căn cứ tham khảo xây dựng dự toán lập kế hoạch mua sắm Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn kính mời các đơn vị quan tâm, có khả năng cung cấp các trang thiết bị nêu trên gửi báo giá thông số kỹ thuật quy cách đóng gói về Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn qua đường văn thư, thông tin chi tiết đơn vị nhận báo giá như sau:
– Tên đơn vị nhận báo giá : Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.
– Địa chỉ : Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
– Thời gian nhận báo giá: từ ngày 15/11/2024 đến hết ngày 25/11/2024
Xin trân trọng cảm ơn./

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [946.96 KB]

Hội thi Kiểm tra tay nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên năm 2024

Hội thi tổ chức ngày 19/10/2024 với đối tượng thi là toàn bộ cán bộ y tế là điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên các khoa phòng. Hai phần thi gồm lý thuyết và thực hành:
👉 Phần thi lý thuyết: thi trắc nghiệm trên điện thoại.
👉 Phần thi thực hành: các thí sinh tham gia thi quy trình kỹ thuật.
☑️☑️ Hội thi là nơi để điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên thể hiện năng lực, kiến thức chuyên môn của mình đồng thời tạo phong trào học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế trong Bệnh viện góp phần vào hoạt động cải tiến chất lượng Bệnh viện, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng Bệnh viện an toàn – thân thiện – hiện đại.
Hội thi kết thúc gồm có 3 giải:
– 1 giải Nhất thuộc về đồng chí: Nguyễn Thị Bình – Khoa cận lâm sàng.
– 2 giải Nhì thuộc về 2 đồng chí: Nguyễn Thị Hoa Khoa cận lâm sàng và đ/c Nguyễn Thị Minh Trang Khoa cận lâm sàng.
– 3 giải Ba thuộc về 3 đồng chí: Vấn Thị Trang Phương khoa ngoại và đ/c Nguyễn Thị Hương Giang Khoa Cấp cứu – HSTC – CĐ. Đ/c Trương Thị Thỉnh – PKĐK KV Võ Lao.
XIN CHÚC MỪNG TẤT CẢ CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ HOÀN THÀNH XONG PHẦN THU CỦA MÌNH.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĂN BÀN
 

Những điều cần biết về căn bệnh Whitmore

Sau thời gian khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi vừa qua.  Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xuất hiện một trường hợp bệnh nhân mắc Whitmore cư trú tại thôn Cam 4, Cam Cọn, Bảo Yên, Lào  Cai.  Bệnh nhân nhập viện điều trị tại BVĐK tỉnh Lào Cai từ 23/9, diễn biến khả quan. Tuy vậy, nhân dân và các nhân viên y tế trong và ngoài tỉnh cũng như các khu vực lân cận cần tăng cường nhận thức và kiến thức về căn bệnh này.

Vậy bệnh Whitmore là bệnh gì? Đường lây truyền? Dấu hiệu lâm sàng cũng như chẩn đoán điều trị và dự phòng như thế nào?

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,…) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. (Nguồn ảnh: Internet)

I. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

  1. Lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh từ 1 – 21 ngày, có thể kéo dài và khó xác định. Nhiễm trùng B. pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao.

1.1. Thể cấp tính

  1. a) Các biểu hiện lâm sàng hay gặp

– Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.

– Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.

  1. b) Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn

– Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.

– Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.

– Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.

– Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.

– Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não – tủy.

– Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.

– Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.

– Viêm hạch bạch huyết.

1.2. Thể bán cấp và thể mạn tính

Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở phổi và da.

– Tại phổi, tổn thương tạo hang. Bệnh nhân có sốt, ho đờm mủ hoặc ho máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm. Bệnh cảnh tương tự lao phổi.

– Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.

1.3. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ em

– Biểu hiện lâm sàng có thể khác với người lớn. Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngược lại, thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.

  1. Cận lâm sàng

2.1. Xét nghiệm vi sinh

– Cần nuôi cấy tìm vi khuẩn B. pseudomallei nhiều lần với các bệnh phẩm phù hợp (máu, dịch não tủy, dịch mủ áp xe, tổn thương da, dịch màng phổi, đờm, dịch ngoáy họng,…).

– Xét nghiệm PCR có thể áp dụng với các bệnh phẩm đờm, mủ, nước tiểu.

2.2. Các xét nghiệm khác

– Xét nghiệm bạch cầu máu thường tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

– Xét nghiệm huyết học, sinh hóa: giúp phát hiện rối loạn chức năng các cơ quan như suy gan, suy thận, suy hô hấp, rối loạn đông máu,…

2.3. Chẩn đoán hình ảnh

– X-quang ngực: tổn thương viêm phổi rất đa dạng như viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi hoặc tổn thương giống lao.

– Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ giúp ích trong việc phát hiện và chẩn đoán các vị trí nhiễm trùng và ổ áp xe.

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ

– Dịch tễ: bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và/ hoặc có tiền sử tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn.

– Lâm sàng: Có một hoặc nhiều biểu hiện lâm sàng đã mô tả trên như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc tổn thương áp xe các cơ quan (gan, lách, cơ, não,..). Bệnh diễn biến mạn tính, gây sốt kéo dài.

  1. Chẩn đoán phân biệt

– Viêm phổi mắc phải cộng đồng do các vi khuẩn khác, đặc biệt cần phân biệt với viêm phổi do Klebsiella pneumoniae.

– Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu và các căn nguyên vi khuẩn Gram âm khác.

– Viêm phổi, áp xe gan, áp xe lách do nấm.

– Ở trẻ em: áp xe tuyến mang tai, viêm hạch, u lympho,… .

– Thể mạn tính: cần phân biệt với bệnh lao.

– Bệnh lý ung thư.

  1. Chẩn đoán ca bệnh xác định

– Các ca bệnh có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ và

– Xét nghiệm nuôi cấy phân lập được vi khuẩn B. pseudomallei.

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị kháng sinh đặc hiệu

Tất cả các trường hợp nhiễm B. pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng.

1.1. Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch: lựa chọn một trong các kháng sinh sau:

– Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên): 2g tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi 6 – 8 giờ (trẻ em: 50mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 6 – 8 giờ) tối đa 8g/ngày hoặc

– Meropenem: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ), gấp đôi liều nếu có viêm màng não hoặc

– Imipenem/cilastatin: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em 25mg/kg mỗi 8 giờ).

* Với những trường hợp bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực nên lựa chọn kháng sinh nhóm carbapenem.

* Ở những bệnh nhân nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và áp xe): có thể phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

– Thời gian: kéo dài tối thiểu 2 tuần, có thể tới 4-8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Chỉnh liều ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

– B. pseudomallei có tính kháng tự nhiên với penicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai, gentamicin, tobramycin và streptomycin.

1.2. Giai đoạn duy trì: sử dụng kháng sinh đường uống, lựa chọn một trong các thuốc sau:

– TMP-SMX: liều 6-8 mg/kg/ (tính liều theo TMP), mỗi 12 giờ.

– Doxycillin 100mg/lần x 2 lần/ngày.

– Amoxicillin/Clavulanic: liều 60 mg/kg/ngày (tính theo liều amoxicillin), tối đa 1000 mg/lần x 3 lần/ngày.

* Với phụ nữ có thai ưu tiên lựa chọn amoxicillin/clavulanic trong giai đoạn duy trì.

* Thời gian duy trì kháng sinh: kéo dài từ 3 – 6 tháng tùy theo vị trí ổ nhiễm trùng

  1. Điều trị hỗ trợ.

2.1. Các biện pháp điều trị hồi sức tích cực

– Cần áp dụng phương pháp hồi sức và liệu pháp chăm sóc tích cực theo các hướng dẫn về viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

– Kiểm soát đường máu mao mạch, mục tiêu duy trì đường máu mao mạch từ 7-11 mmol/l.

2.2. Điều trị hỗ trợ

– Phẫu thuật dẫn lưu cho các trường hợp bệnh nhân có áp xe một ổ lớn ở gan, cơ và áp xe tuyến tiền liệt.

– Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phải dẫn lưu và rửa ổ khớp nhiều lần.

– Viêm xương tủy: cần phẫu thuật cắt bỏ xương hoại tử ở bệnh nhân có tổn thương viêm tủy xương hoại tử rộng và có ổ áp xe tủy xương.

– Phình động mạch nhiễm trùng (do vi khuẩn xâm nhập vào thành động mạch) cần được phẫu thuật khẩn cấp bằng việc thay thế các mảnh ghép mạch máu nhân tạo.

– Dự phòng huyết khối tĩnh mạch: sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp.

– Dự phòng loét do stress và/hoặc xuất huyết tiêu hóa: Dùng các thuốc ức chế bơm proton hoặc các thuốc kháng H2.

  1. Theo dõi điều trị

Các trường hợp bệnh cần được theo dõi và điều trị kịp thời, chống tái phát.

IV. PHÒNG BỆNH:

– Bệnh hiện chưa có vắc xin.

– Sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ chống tiếp xúc với đất, nước nhiễm vi khuẩn và làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.

– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho Nhân dân, đặc biệt là
người dân vùng bị lũ, lụt các biện pháp phòng chống dịch bệnh qua da, niêm mạc, phòng
chống dịch bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là bệnh Whitmore:
+ Whitmore là bệnh chưa có vắc xin dự phòng đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh
chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm
việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo
vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn
chín uống chín…
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt
là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
+ Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm
nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông gần nơi bị ô nhiễm.
+ Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường
xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
+ Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng… cần tránh tiếp xúc với đất hoặc
nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và
cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
+ Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy
giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
+ Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và
điều trị kịp thời…
– Chủ động tiếp nhận, phân bổ hóa chất, thuốc vật tư cho các trạm y tế, người dân
để xử lý nước và vệ sinh môi trường, hướng dẫn, vận động nhân dân cùng tham gia.
– Tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông trên báo đài, các thông tin về hướng
dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường, giám sát dịch bệnh trong mùa bão lụt, trên nhiều kênh
thông tin, hội nhóm, tổ, thôn bản để người dân tiếp cận có thể làm theo hướng dẫn.
– Hướng dẫn người dân tăng cường công tác khử khuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh
trong gia đình, đường làng, ngõ xóm, nơi công tác.

Trên đây là những nội dung kiến thức về căn bệnh Whitmore nguy hiểm, khi người dân cũng như nhân viên y tế phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh xin liên hệ với cơ sở y tế gần nhất đề được hỗ trợ.

* Tài liệu tham khảo: Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore Số: 6101/QĐ-BYT

Nội dung cơ bản luật lưu trữ năm 2024

Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Lưu trữ năm 2024) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21 tháng 6 năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682