BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CỬ BÁC SĨ VỀ HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN VÀ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĂN BÀN

 

 

Thực hiện chương trình hợp tác tổng thể giữa Sở Y tế tỉnh Lào Cai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc tăng cường hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn vinh dự được tiếp nhận bác sĩ từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về công tác trong thời gian 02 tháng.

Từ ngày 12/05/2025 đến ngày 11/07/2025, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn đón tiếp:

Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú Phạm Thị Huyền

  • Chuyên ngành: Nội Hô hấp
  • Đơn vị công tác: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trong thời gian làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Phạm Thị Huyền sẽ:

  • Trực tiếp thăm khám và điều trị cho người dân trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.
  • Hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại cơ sở.

Đây là cơ hội thiết thực giúp người dân địa phương được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng ngay tại địa phương, đồng thời góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế của bệnh viện.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĂN BÀN CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5 


Chủ đề năm 2025: “Điều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hãy quan tâm đến điều dưỡng để đẩy mạnh nền kinh tế.”

Ngày 12/5 hằng năm là dịp để cả thế giới tri ân và tôn vinh đội ngũ điều dưỡng – những người thầm lặng nhưng không thể thiếu trong hành trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.

 Không phải ai khoác lên mình chiếc áo blouse trắng cũng là bác sĩ, nhưng ai làm nghề y cũng đều mang trong tim một trái tim yêu thương. Với các anh chị điều dưỡng, mỗi ca trực là một hành trình tận tụy, mỗi lần chăm sóc là một lần đặt cả tâm lòng vào từng cử chỉ nhỏ bé nhất. Có những đêm trắng, những bữa cơm vội, và những giọt nước mắt lặng thầm sau cánh cửa phòng bệnh.

Chủ đề năm nay là lời khẳng định mạnh mẽ: nếu muốn xây dựng một hệ thống y tế vững mạnh, một cộng đồng khỏe mạnh và một nền kinh tế phát triển bền vững, chúng ta cần phải đầu tư đúng mực vào điều dưỡng – lực lượng nhân lực cốt lõi trong y tế.

Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các anh chị điều dưỡng – vì đã chọn một nghề nhiều áp lực nhưng đầy nhân văn, vì đã luôn âm thầm đồng hành cùng người bệnh không chỉ bằng chuyên môn mà còn bằng lòng bao dung, sự dịu dàng và trái tim tận tụy.

Nhằm tạo không khí vui tươi và tăng cường gắn kết nội bộ trong ngày lễ đặc biệt này, giải bóng chuyền giao hữu giữa các đơn vị trong bệnh viện cũng đã diễn ra sôi nổi và thành công tốt đẹp.

Những pha bóng đẹp mắt, những tiếng reo hò cổ vũ và tinh thần thể thao cao thượng đã thật sự lan tỏa năng lượng tích cực đến tất cả mọi người. Không chỉ trên giường bệnh, hôm nay các anh chị điều dưỡng còn tỏa sáng trên sân thể thao – khỏe khoắn, nhiệt huyết và tràn đầy tinh thần đoàn kết.

Xin chúc mừng các đội đã thi đấu xuất sắc, và xin cảm ơn tất cả các thành viên đã góp phần làm nên một ngày hội trọn vẹn, đầy ý nghĩa.

Giải bóng chuyền không chỉ là hoạt động rèn luyện sức khỏe, mà còn là món quà tinh thần quý giá dành tặng cho những con người xứng đáng được trân trọng – những chiến binh áo trắng luôn đặt người bệnh làm trung tâm của mọi nỗ lực.

Chúng ta đã cùng chơi hết mình – cười thật nhiều – và hiểu nhau hơn.
Xin kính chúc các anh chị điều dưỡng luôn mạnh khỏe, vững vàng và giữ mãi ngọn lửa yêu nghề!

Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, không ai có thể biết trước được tai nạn sẽ xảy ra hay hậu quả mà những vụ tai nạn để lại là gì, thiệt hại về người và tài sản là như thế nào. Những con số thống kê thiệt hại về người và của do tai nạn giao thông xảy ra trong ngày trên khắp cả nước ngày một tăng đến mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta lại có thể phòng tránh tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau, đối với mọi loại phương tiện, đặc biệt là đường bộ.

Cách phòng tránh tai nạn giao thông

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

– Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.

– Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.

– Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

Đi bộ qua đường an toàn:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè thì ta đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, đi chậm

Đối với đi xe đạp:

– Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.

– Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết.

– Chấp hành đúng luật lệ giao thông:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang

Đi xe ôtô và xe buýt:

– Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.

– Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

– Đợi xe dừng hẳn, đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

– Ngồi tại chỗ, không thò đầu, tay ra ngoài.

– Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

Cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

– Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học…

+ Có quy chế, quy định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

Sử dụng các thiết bị an toàn như:

– Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.

– Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.

– Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​

Bên cạnh đó, mỗi người cần thực hiện tốt trách nhiệm, tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Cụ thể như sau:

– Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

– Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông.

– Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.

– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ.

– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

 

 

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682