Thư cảm ơn của Bệnh viện đa khoa Văn Bàn

Trong thời gian vừa qua, trước tình hình diễn biến phức tạp xảy ra tại huyện và trực tiếp tại Facebook Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của huyện, ngành Y tế, Bệnh viện đã thực hiện truy vết, cách ly, phong tỏa và khoanh vùng có hiệu quả tại đơn vị, giảm thiểu mức thấp nhất hậu quả nặng nề do dịch Covid-19 gây ra…

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [756.55 KB]

Bảng giá tiền thuốc, vật tư

Giá BHYT được áp dụng theo thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toán quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

Bệnh viện Văn Bàn hưởng ứng tuần lễ sử dụng kháng sinh có trách nhiệm

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ “SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM” thực hiện theo theo VB 9515/BYT-KCB ngày 09/11/2021 của Bộ y tế

 Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh (từ ngày 18 đến 24-11), các cơ quan quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực y tế kêu gọi thực hiện có hiệu quả khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm”, nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho con người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh đã giúp kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng và làm suy yếu nhiều tiến bộ trong sức khỏe và thuốc điều trị, đòi hỏi phải có nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào.

Hiện nay, số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả.

Tác động của kháng kháng sinh là rất nghiêm trọng, làm tăng chi phí điều trị do phải sử dụng thuốc đắt tiền và kéo dài thời gian điều trị, tạo ra những gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội. Kháng kháng sinh đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào các nguy cơ, như việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng. Kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại các căn bệnh: lao, HIV và sốt rét. Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu có thể lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm.

WHO cảnh báo, với sự phát triển của thương mại và du lịch toàn cầu, các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu không có hành động hiệu quả đối phó tình trạng này, đến một ngày nào đó, nhiều bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên không kiểm soát được. Trong lúc này, hai nguyên tắc quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kháng sinh phát huy tác dụng là dùng đúng và đủ.

Đứng trước dự báo tương lai phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả bệnh nhiễm trùng, từ năm 2011, WHO đã kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch để đối phó tình trạng kháng thuốc. Tháng 5-2015, Hội đồng Y tế thế giới đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu về chống kháng thuốc. Mục tiêu đầu tiên của Kế hoạch hành động là “nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc thông qua truyền thông, giáo dục và đào tạo hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này, WHO công bố chiến dịch với khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” trong Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống lại kháng thuốc như: thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc; tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng và nhân viên y tế về kháng thuốc; thiết lập mạng lưới giám sát tại 16 bệnh viện; theo dõi tiêu thụ kháng sinh; thực hiện Chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện; tăng cường quy định về thuốc kháng sinh trên thị trường; thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn. Mặt khác các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết Bản ghi nhớ thể hiện cam kết và phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề kháng thuốc trên các lĩnh vực.

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, Bộ Y tế kêu gọi các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và người dân hãy hành động, cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” để thắp lên ánh sáng hy vọng vào tương lai tươi sáng của công cuộc phòng, chống kháng thuốc, bảo vệ nguồn kháng sinh quý giá tại Việt Nam và trên thế giới. Theo đó, mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sĩ, không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng; luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Đối với các nhân viên và cơ sở y tế cần bảo đảm bàn tay, dụng cụ và môi trường cơ sở y tế sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết; hướng dẫn người bệnh, người dân về việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với các nhà thuốc, chỉ bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ; cung cấp kháng sinh có chất lượng; tư vấn cho người bệnh, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng.

Đối với các cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát của bác sĩ thú y. Không sử dụng thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở những động vật khỏe mạnh. Tiêm vắc-xin cho động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh. Thúc đẩy và áp dụng thực hành tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Cải thiện an toàn sinh học trong các trang trại và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc động vật.

———————————————–DS Trần Ngọc Hoàng—————————

Quy định về hạn chế số lượng người nhà người bệnh trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19

Quy định hạn chế người nhà người bệnh vào thăm nuôi người bệnh trong tình hình dịch bệnh Covid-19

Trướng tình hình diễn biến phức tạp nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Bệnh viên Đa khoa Văn Bàn quy định hạn chế số lượng người nhà người bệnh vào thăm nuôi chăm sóc người bệnh:

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bệnh viện đa khoa văn bàn ra mắt cuốn lịch sử ngành Y tế Văn Bàn

Đảng bộ bệnh viện đa khoa huyện ra mắt cuốn truyền thống lịch sử ngành y tế 1955-2020

 Chiều ngày 26/2/2021 Đảng bộ Bệnh Viện Đa Khoa huyện tổ chức lễ ra mắt cuốn truyền thống Lịch sử Ngành Y tế huyện Văn Bàn giai đoạn 1955-2020. Đây là công trình khoa học chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại Hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-2021)

Đến dự có đồng chí Trần Thị Việt – phó Bí thư thường trực huyện uỷ, chủ tịch HĐND huyện; Lãnh đạo Ban tổ chức; Ban Tuyên Giáo huyện uỷ Văn Bàn; thành viên Hội đồng thẩm định lịch sử đảng bộ huyện; Lãnh đạo, cán bộ đảng viên Bệnh Viện Đa Khoa huyện.

Sau 3 lần tổ chức hội thảo, chỉnh sửa bổ sung, cuốn truyền thống lịch sử ngành y tế huyện Văn Bàn 1955-2020 đã hoàn thành. Gồm 6 chương: chương 1 Vùng đất, con người và truyền thống yêu nước của nhân dân huyện Văn Bàn; chương 2 ngành y tế huyện Văn Bàn những năm 1955-1975; chương 3 hoạt động của ngành y tế thời kỳ 1976-1985; Chương 4. Ngành y tế Văn Bàn thực hiện công cuộc đổi mới, những năm đầu thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước (1986-2000); Chương 5 Ngành y tế huyện tiếp tục thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, triển khai chương trình xây dựng NTM giai đoạn ( 2001-2010); Chương 6 Ngành y tế huyện Văn Bàn giai đoạn ( 2011-2020). Cuốn lịch sử đã tái hiện một cách khách quan trung thực sự trưởng thành của ngành y tế huyện nhà sau 65 năm xây dựng và phát triển qua các thời kỳ. Khẳng định vai trò sứ mệnh trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quá trình tổng hợp biên soạn cuốn truyền thống lịch sử ngành đảm bảo tính Đảng, quần chúng, nhận được nhiều ý kiến tài liệu của các nhân chứng lịch sử ngành y qua các thời kỳ.  Đồng chí Ngô Thị Bích -phó bí thư, phó giám đốc Bệnh viện Đa Khoa huyện nói:

Cuốn truyền thống lịch sử ngành y tế Được hoàn thiện là tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử ngành y tế cho đông đảo cán bộ, đảng viên ngành y, thế hệ trẻ và đông đảo nhân dân,.

Phát biểu tại lễ ra mắt Đồng chí Trần Thị Việt – Phó Bí thư thường trực huyện uỷ; Chủ tịch HĐND huyện mong muốn Đảng bộ Bệnh viện chỉ đạo cán bộ Đảng viên tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nôi dung cuốn sách. Tiếp tục có sưu tầm lưu trữ tư liệu mới để giai đoạn tiếp theo tái bản, bô sung.

 

Nguồn Lệ Duyên- TTVHTTTT Văn Bàn

Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Văn Bàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2019

Hơn 50% Đảng viên được bình xét đạt tiêu chuẩn là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngày 08/01/2020 Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện Ủy Văn Bàn, Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Văn Bàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2019 đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2020.

Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Văn Bàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2019 đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2020
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Văn Bàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2019 đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2020

Đảng bộ Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn là tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy Văn Bàn bao gồm 3 chị bộ, 60 đảng viên:

– Chị bộ Ngoại – Sản: 20 Đảng viên;

– Chị Bộ Nội – Nhi: 22 Đảng viên;

– Chi bộ Hành chính: 18 đảng viên

Ban chấp hành Đảng bộ chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng đảng; công tác xây dựng cơ quan, đoàn thể; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng an ninh, phòng chống tham nhũng lãng phí, bảo vệ chính trị nội bộ, thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

Hơn 50% Đảng viên được bình xét đạt tiêu chuẩn là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đảng bộ có 11/60 Đảng viên được bình xét đạt tiêu chuẩn là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Về đánh giá kết quả chung thì Ban chấp hành Đảng bộ đã lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, đa số đảng viên trong Đảng bộ có phẩm chất chính trị tốt, lối sống lành mạnh trong sáng, nội bộ đoàn kết; hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh gắn với xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp. Công tác xây dựng đảng, chính quyền đoàn thể được quan tâm, hàng năm các Chi bộ trực thuộc và Đảng bộ đều đạt trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đều đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đồng chí Phạm Nhật Tuấn giám đốc bệnh viện - Bí thư đảng bộ phát biểu ý kiến khai mạc đại hội
Đồng chí Phạm Nhật Tuấn giám đốc bệnh viện – Bí thư đảng bộ phát biểu ý kiến khai mạc đại hội

Trong năm Đảng bộ Bệnh viện hoàn thiện thủ tục chuyển đảng chính thức cho 10 đồng chí; có 5 viên chức ưu tú được giới thiệu tham gia học lớp cảm tình đảng. 100% viên chức người lao động hoàn thành nhiệm vụ trở lên; 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không có đảng viên nào bị vi phạm, xử lí kỷ luật; 11 đảng viên được bình xét đạt tiêu chuẩn là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; 1 chi bộ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2 chị bộ đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trao tặng bằng khen cho các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Trao tặng bằng khen cho các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phát biểu tại hội nghị Đồng chí Phạm Nhật Tuấn Bí thư Đảng bộ- Giám đốc bệnh viện biểu dương các thành tích đã đạt được của toàn Đảng bộ song cũng chỉ ra một số mặt còn tồn tại hạn chế cũng như những thách thức trong thời gian tới, Đồng chí Bí thư quán triệt cần nêu cao tinh thần đoàn kết trong đảng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong công việc và các hoạt động phong trào đoàn thể, bám sát các nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đồng chí chỉ đạo các ban chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội chi bộ tiến tới đại hội Đảng bộ trong thời gian quí I và đầu quí II năm 2020. Kết thúc buổi Hội nghị đồng chí Bí thư kết luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho các chi bộ, các khoa, phòng của Bệnh viện.

Giới thiệu Bệnh viện Văn Bàn

Ảnh tập thể CB CN viên chức Bệnh viện đa khoa Văn Bàn
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn ngành y tế “ phải làm tốt 3 điều đó là: Phải thật thà đoàn kết thương yêu người bệnh; Thực hiện lương y như từ mẫu;  xây dựng nền y học của ta,  chú ý nghiên cứu phối hợp đông và tây y. Lời dạy của Bác là kim chỉ nam về đạo đức cách mạng ngành y, khắc ghi lời dạy của người, ngành y tế huyện Văn Bàn đã nỗ lực khắc phục khó khăn phát huy sứ mệnh đầy vẻ vang chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngành Y tế huyện Văn Bàn-  Nỗ lực trên hành trình phát triển
Năm 1955 toàn huyện chỉ có 1 phòng y tế và 3 cán bộ. Đến năm 1961 toàn huyện đã thành lập được 11 trạm xá, một bệnh xá huyện. Giai đoạn này ngành y tế huyện Văn Bàn tập trung phát triển y tế nông thôn,  kiện toàn y tế dân công phục vụ tiền tuyến; sản xuất các loại thuốc thông dụng; đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Trong điều kiện cơ sở vật chất hệ thống khám chưa bệnh nghèo nàn, nhưng cán bộ y bác sĩ thời kỳ đầu ấy luôn đồng cam cộng khổ quyết tâm tạo dựng, tận tâm phát triển ngành y tế.
Giai đoạn 1966-1975, ngành y tế huyện Văn Bàn sẵn sàng phục vụ chiến đấu. trong lửa đạn chiến tranh vẫn tăng cường thiết bị, thuốc, vật tư phục vụ cấp cứu cho nhân dân và quân đội. Giai đoạn 1975-1985, chiến tranh kết thúc, cùng với cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, ngành y tế huyện Văn Bàn tập trung xây dựng, phát triển các cơ sở khám bệnh từ huyện đến cơ sở. Thành lập và nâng cấp Bệnh viện huyện Văn Bàn, 100%  xã có cơ sở y tế, tập trung công tác bảo vệ ,chăm sóc bà mẹ và trẻ em; khắc phục tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh bằng việc hết hợp Đông y và Tây y.
Giai đoạn 1986-2000, Y tế huyện Văn Bàn tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khoẻ nhân dân. Bước đầu thực hiện kết hợp khám chữa bệnh với nghiên cứu khoa học, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ y , Bác sĩ…. xây dựng mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tập trung vào công tác  kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong nhân dân…
 Đến năm 2000 Bệnh Viện Đa Khoa huyện, Các Phòng Khám Đa Khoa khu vực  cùng với 100% trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố. Số giường bệnh tăng lên 215, tăng gần 100 giường so với giai đoạn đầu thành lập.
Trải qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện Văn Bàn đã xây dựng Nghị quyết, Đề án cụ thể cho lĩnh vực y tế.  Trong đó thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng, mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế đến tất cả các đối tượng dân cư, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nêu cao y đức của thầy thuốc. Gắn thực hiện công tác y tế gắn với XDNTM. Đặc biệt năm 2021 huyện Văn Bàn được phê duyệt đầu tư Dự án Công trình Bệnh Viện Đa khoa huyện mới , với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, trên 250 giường bệnh… Với quy mô 7 hạng mục, nhà 5 tầng, cơ sở vật chất đầu tư đồng bộ….  công trình là kiến trúc hiện đại là điều kiện quan trọng để ngành y tế huyện Văn Bàn tiếp tục nâng cao chất lượng theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. 
Hiện nay huyện Văn Bàn đã có 1 Bệnh Viện Đa Khoa, một Trung tâm Y tế, 22 Trạm y tế xã, thị trấn với gần 500 cán bộ y tế; và 17 cơ sở hành nghề Y và 43 cơ sở hành nghề Dược tư nhân (trong đó: 5 nhà thuốc, 38 cơ sở quầy và đại lý bán lẻ thuốc). Thực hiện công cuộc đổi mới, ngành y tế Văn Bàn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. 
Là đơn vị tuyến đầu trong cấp cứu, điều trị,  Bệnh Viện Đa Khoa huyện Văn Bàn quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ y Bác sĩ được tham gia học tập, nâng cao trình độ; thực hiện Khám chữa bệnh từ xa, với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BVĐK tỉnh Lào Cai, BV Sản nhi tỉnh Lào Cai….  Riêng năm 2024, Bệnh Viện Đa khoa huyện Văn Bàn cử đi đào tạo 14 cán bộ, y, bác sĩ trình độ CKII, CKI,  Đại học KTV phục hồi chức chắc năng; 77 cán bộ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo; 5 cán bộ tham gia các  lớp đào tạo ngắn hạn. 
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn có 15 khoa và 2 PKĐKKV tại Võ Lao và Minh Lương. Hàng năm, Bệnh viện khảo sát , xây dựng cải tạo lại cơ sở vật chất. Rà soát, bổ sung các dịch vụ kĩ thuật, thiết bị máy móc hiện đại . Tiêu biểu hệ  thống phẫu thuật nội soi, nội soi tiêu hóa, máy siêu âm tim màu, hệ thống ôxy trung tâm, máy thở và hệ thống máy xét nghiệm tự động. Riêng năm 2024, được đầu tư , bổ sung 18 thiết bị mới, hiện đại, góp phần tăng chất lượng, số lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường hợp tác Y tế, hiện nay đang hợp tác với Đại học Y Hà Nội theo thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện đại học Y Hà Nội và Ủy Bàn Nhân Dân huyện Văn Bàn.  Kết hợp hiệu quả giữa y học cổ truyền và hiện đại ngày càng hiệu quả.
 Năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025,  Bệnh Viện Đa Khoa huyện Văn Bàn đã khám chữa bệnh cho gần 40.000 lượt người. Tăng hơn 2.000 lượt so với cùng kì.  Đồng thời thực hiện thành công nhiều ca bệnh phức tạp, tạo được sự tin tưởng trong nhân dân.  Như thực hiện kỹ thuật mỏ nội soi, mổ cấp cứu thành công 2 bệnh nhân bị vỡ gan, nguy cơ tử vong cao, không đủ điều kiện chuyển tuyến. Thực hiện 6 ca khám chữa bệnh từ xa, 16 ca hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đại học y Hà Nội, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Lào Cai. 
Cùng với đó, ngành y tế huyện Văn Bàn tích cực tổ chức các hoạt động xã hội, tham gia các phong trào thi đua do ngành dọc và các cấp phát động. Như hiến máu tình nguyện, xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao, tích cực học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh đặc biêt các chương trình khám chữa bệnh nhân đạo cấp phát thuốc miễn phí được tổ chức thường xuyên đã đưa y tế về gần hơn cở sở, lan toả hình ảnh người chiến sỹ ngành y nhân văn trách nhiệm …
Những sự nỗ lực hết mình ấy đã được các cấp ghi nhận, tuyên dương, vinh danh khen thưởng. Trong giai đoạn từ năm 2014-2024, đã có: 01 cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 03 tập thể và 79 cá nhân được tặng bằng khen của UBND tỉnh; công nhận 21 tập thể Lao động xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những thành tích ấy đã một lần nữa khẳng định sự đoàn kết, hy sinh và sự tận tâm của Ngành y tế huyện Văn Bàn trong việc bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng.
  70 năm xây dựng phát triển, trong bôn bề khó khăn, từ một nr y học lạc hậu đến nay ngành y tế Văn Bàn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước làm chủ công nghệ gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Cơ sở hạ tầng y tế được đầu tư, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng y tế và sức khỏe cộng đồng. Để có được những kết quả đó, là sự đóng góp công sức , trí tuệ của đội ngũ y , bác, sĩ, cán bộ ngành y tế từ huyện đến cơ sở. 
Bước vào kỉ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngành y tế huyện Văn Bàn  tiếp tục phát huy vai trò “ Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân”; mỗi cán bộ nhân viên y tế ngành y trên địa bàn huyện Văn Bàn. Tự hào nối mạch nối mạch truyền thống của các thế hệ đi trước nêu cao trách nhiệm công vụ, đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới theo hướng hiện đại, chuẩn hoá và hội nhập. Nêu cao trách nhiệm thiêng liêng của những người chiến sĩ áo trắng trên mặt trận mới hôm nay. Đáp ứng sự kỳ vọng mong mỏi của nhân dân. Xứng đáng với lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.
Hiện nay Bệnh viện đa khoa Văn Bàn là bệnh viện hạng II được thành lập năm 2006 theo Quyết định số 3812/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 26/12/2006 về việc thành lập Bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
1.  Chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Là Bệnh viện đa khoa hạng II tuyến huyện với quy mô 180 giường bệnh, Bệnh viện Văn Bàn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở Y tế, sự quản lý của Ủy ban nhân dân huyện. 
Bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ:
– Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
– Đào tạo cán bộ y tế
– Nghiên cứu khoa học về y học
– Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
– Phòng bệnh:
– Hợp tác quốc tế
– Quản lý kinh tế y tế
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, UBND huyện Văn Bàn theo quy đinh của pháp luật.
2.  Tổ chức bộ máy của đơn vị
– Tổng số giường bệnh giao: 220
Trong đó:
+ Tuyến huyện: Bệnh viện : 185 giường
+ Tuyến cơ sở: 02 PKĐKKV 35 giường bệnh 
– Cơ cấu tổ chức bộ máy (thực hiện theo Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 28/11/2022) gồm:
+ Lãnh đạo bệnh viện: Giám đốc, 02 phó giám đốc
+ 03 Phòng chức năng : Phòng Tổ chức hành chính- Tài chính kế toán, phòng KH-TH, phòng điều dưỡng- Công tác xã hội
+ 12 Khoa chuyên môn: Khoa Nội tổng hợp; khoa Nhi; khoa YHCT-PHCN; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Phụ sản; khoa cấp cứu- HSTC-CĐ; khoa Cận lâm sàng; khoa Liên chuyên khoa; khoa Truyền nhiễm; khoa Khám bệnh; khoa KSNK; khoa Dược- Vật tư y tế.
+ 02 Phòng khám đa khoa khu vực: Võ Lao, Minh Lương.
*Nhân lực:
+ Tổng số được giao: 147
+ Tổng số hiện có: 144
Trong đó: 
+ Bệnh viện: 124
+ Phòng Khám ĐKKV: 20
* Trình độ: 
+ Sau ĐH: 20
+ Đại học: 71
+ Cao đẳng: 36
+ Trung cấp: 13
+ Khác: 04
3. Cơ sở vật chất
Bệnh Viện đa khoa huyện Văn Bàn được xây dựng gồm 14 tòa nhà. Trong đó có 08 nhà được liên kết với nhau bằng hàng lang bộ để hở và 06 nhà xây dựng độc lập gồm: 01. Nhà hành chính (3 tầng), diện tích xây dựng 287,28 m2  với tổng khối tích khoảng 3.100m3 (xây dựng năm 2010); 02. Nhà Khoa nội, Đông y (2 tầng), diện tích xây dựng 625,1 m2, với tổng khối tích khoảng 4.376m3 (xây dựng năm 2010); 03. Nhà chống nhiễm khuẩn, khoa dược (2 tầng), diện tích xây dựng 178m2, với tổng khối tích khoảng 1.247m3 (xây dựng năm 2010); 04 Nhà dinh dưỡng (2 tầng), diện tích xây dựng 178m2, với tổng khối tích khoảng 1.247m3 (xây dựng năm 2010); 05. Nhà mổ, Khoa dược (2 tầng), diện tích xây dựng 327m2, với tổng khối tích khoảng 2.352m3 (xây dựng năm 1998; 06. Nhà Khoa Sản, Khoa nhi (2 tầng), diện tích xây dựng 468m2, với tổng khối tích khoảng 3.373m3 (xây dựng năm 1998); 07 Nhà Khoa ngoại (2 tầng), diện tích xây dựng 306m2, với tổng khối tích khoảng 2.024m3 (xây dựng năm 1998); 08. Nhà Khám (3 tầng), diện tích xây dựng 276m2, với tổng khối tích khoảng 2.976m3 (xây dựng năm 1998).
 + Nhà Khoa truyền nhiễm (1 tầng), diện tích xây dựng 149m2, với tổng khối tích khoảng 535m3 diện tích xây dựng 149m2, với tổng khối tích khoảng 535m3 .
+ Nhà Đại thể (1 tầng), diện tích xây dựng 103m2, với tổng khối tích khoảng 373m3.
+ Nhà Đa năng (1 tầng), diện tích xây dựng 200m2, với tổng khối tích khoảng 1.400m3.
+ Nhà Metadone (1 tầng), diện tích xây dựng 120m2, với tổng khối tích khoảng 468m3.
+ Nhà xư lý rác thải (1 tầng), diện tích xây dựng 40m2, với tổng khối tích khoảng 160m3.
+ Nhà để xe (1 tầng), diện tích xây dựng 20m2, với tổng khối tích khoảng 80m3.

32 bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú
bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Nữ bệnh nhân 76 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Chợ Rẫy làm thủ tục thăm khám, với chẩn đoán ung thư đại tràng sigma, theo dõi bán tắc ruột.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân ăn giảm sút vì ăn vào đau và chướng bụng. Bệnh nhân chủ yếu ăn cháo lỏng, và chỉ uống khoảng 200ml/ ngày. Bệnh nhân bị sụt cân nhưng không rõ tiền sử.

Đồng thời do bệnh nhân nằm nhiều vì yếu sức không thể đi lại nên khi nhập viện, bệnh nhân đã bị teo cơ nặng.

Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh
Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh

“Vấn đề đặt ra là nên bắt đầu điều trị ung thư cho bệnh nhân luôn hay điều trị dinh dưỡng trước. Một cuộc hội chẩn liên khoa đã được diễn ra, và chúng tôi đã quyết định điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư”- TS. BS Lưu Ngân Tâm- Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

TS Tâm thông tin, sau 2 tuần tích cực điều trị dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân đã thay đổi, bệnh nhân đã tăng 3 kg, bắt đầu đi lại được. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật cắt khối ung thư. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã khoẻ mạnh và xuất viện.

“Qua đây cho thấy vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh”- TS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

Những thông tin trên được TS Tâm đưa ra tại tội thảo tập huấn Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức tại Hà Nộị. Lãnh đạo các bệnh viện, trưởng khoa dinh dưỡng của gần 30 bệnh viện trên cả nước đã tham dự Hội thảo này.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi
Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác dinh dương trong các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu bộ phận chuyên môn chẩn đoán, điều trị dinh dưỡng; dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đưa vào giá dịch vụ y tế; công tác đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thầy thuốc, bệnh nhân còn hạn chế…

Ngày 10/5/2019, Cục Khám chữa bệnh đã ban hành Quyết định số 93 QĐ-KCB về việc phê duyệt quy trình sàng lọc tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú. Quyết định đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau khi ra viện và vấn đề dinh dưỡng bệnh viện trong suốt quá trình nằm viện của người bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị tại các bệnh viện.

Dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) bao gồm công cụ sàng lọc dinh dưỡng và quy trình đánh giá dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện, tổ chức đào tạo, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện và thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam.

Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh
Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh nội trú, bữa ăn học đường của trẻ em

Ghi nhận ban đầu khi triển khai tại 7 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị, Quân y 354, Quân y 175, Nhân dân và Bệnh viện đa khoa Bà Rịa có 80-90% số khoa trong bệnh viện thực hiện sàng lọc tình trạng dinh dưỡng; Tỷ lệ người bệnh nội trú được sàng lọc tình trạng dinh dưỡng từ 51,4% đến 90%.

Kết quả sàng lọc tình trạng dinh dưỡng được ghi vào trong hồ sơ người bệnh; hầu hết người bệnh nội trú được hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng đường uống có chứng minh lâm sàng ngay sau khi nhập viện (tỉ lệ khi chưa triển khai là 0/7). Người thực hiện sàng lọc: là cán bộ dinh dưỡng, điều dưỡng và bác sỹ điều trị nhưng chủ yếu là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Hầu hết người bệnh được hỏi có sử dụng dung dịch dinh dưỡng đường uống trong 48 giờ đầu.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sau khi triển khai thí điểm tại 7 bệnh viện, dự án sẽ nhân rộng và triển khai tại 25 bệnh viện vể sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682