Khám BHYT

Khám chữa bệnh BHYT

BHYT bắt buộc: Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
1. Điều kiện hưởng

Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ trước khi ra viện. Trong quá trình điều trị phát hiện và phải điều trị một số bệnh thì điều trị tại nơi cơ sở KCB được tính đúng tuyến.

Khám chữa bệnh BHYT
                                                Khám chữa bệnh BHYT

Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là” sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu..; Người có công với cách mạng; Thân nhân người có công với cách mạng( cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng;” thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.
Trường hợp khám lại: theo yêu cầu điều trị: Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần thực hiện khám chữa bệnh.
2. Mức hưởng

2.1.Thanh toán tại các bệnh viện, cơ sở KCB BHYT:

KCB đúng quy định

Người tham gia đi KCB có xuất trình thẻ BHYT , giấy tờ tùy thân chứng minh hợp lệ tại cơ sở KCB ban đầu hoặc cơ sở KCB BHYT khác có giấy chuyển viện được thanh toán như sau:

a/ Sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thông thường:

100% chi phí KCB đối với đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; Người có công cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi; chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) và KCB tại tuyến xã; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
95% chi phí KCB đối với đối tượng: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Thân nhân người có công với cách mạng.
80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

b. Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán như sau:

100% chi phí KCB không giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người hoạt động cách mạng trước 1945; người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước 19/8/1945; Bà mẹ VN anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát.
100% chi phí đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.
100% chi phí đối với: Người có công với cách mạng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC.
95% chi phí đối với: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; Thân nhân người có công với cách mạng trừ nhóm đối tượng quy định điểm i khoản 3, điều 12 Luật BHXH số 46/2014; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
80% chi phí dành cho đối tượng và nhóm đối tượng khác.

KCB không đúng cơ sở đăng ký KCB ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán như sau:

60% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB tuyến tỉnh;
40% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB trực thuộc Trung Ương.

2.2 Giá trị sử dụng thẻ:

Đối với người tham gia là lần đầu, gián đoạn thời gian tham gia BHYT liên tục từ 3 tháng trở lên thẻ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.
Đối với người tham gia liên tục, gia hạn thẻ, gián đoạn tối đa không quá 3 tháng thì thẻ có hiệu lực từ ngày đóng tiền BHYT cho đơn vị ,đại lý thu..

2.3. Thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT tại cơ quan BHXH:

KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT; đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT nhưng không đủ thủ tục KCB: Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán. Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, cơ quan BHXH thanh toán cho người bệnh chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC

Xem thêm hướng dẫn tại: https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/kham-benh-chua-benh-khong-co-the-bhyt.html

Mức tiền cụ thể thanh toán trực tiếp theo quy định tại phụ lục Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính về:
Giá dịch vụ khám chữa bệnh
Giá dịch vụ ngày giường bệnh
Giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm

Tải phụ lục chi tiết Thông thư 37/2015/TTLT-BYT-BTC tại đây

Lưu ý: Trường hợp đi KCB ở nước ngoài không được thanh toán chi phí KCB theo Điều 14 và Phụ lục 04 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
3. Các trường hợp không được hưởng BHYT

Trích Điều 23 Luật BHYT, các trường hợp không được hưởng BHYT gồm:

Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
Khám sức khỏe.
Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. Trừ trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích. (đã bãi bỏ)
Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. (đã bãi bỏ)
Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Cấp phát thuốc Khám chữa bệnh BHYT
                             Cấp phát thuốc Khám chữa bệnh BHYT

4. Cách đọc thông tin trên thẻ BHYT
Ô thứ nhất (2 ký tự đầu tiên): Mã đối tượng tham gia BHYT được ký hiệu bằng chữ. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
Ô thứ 2 (1 ký tự tiếp theo): Mức hưởng BHYT và được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5). Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ô thứ 3 (2 ký tự tiếp theo): Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới). Riêng mã của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98.
Ô thứ 4 (2 ký tự tiếp theo): Mã quận, huyện. thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi quản lý đầu mối của người tham gia BHYT (Theo thứ tự huyện quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và công văn số 628/TCTK-PPCĐ). Riêng đối tượng do tỉnh trực tiếp thu có ký hiệu 00.
Ô thứ 5 (3 ký tự tiếp theo): Mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo loại đối tượng. Trong đó, đối tượng do xã quản lý (bao gồm cả người lao động làm việc trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể), lấy ký tự đầu ký hiệu bằng số 9 (901, 999).
Ô thứ 6 (5 ký tự cuối): Số thứ tự của người tham gia BHYT trong 1 đơn vị, được ký hiệu bằng số (theo số tự nhiên từ 00001 đến 99999).

Lưu ý: Nếu trên thẻ BHYT có dòng chữ “Thời điểm đủ 5 năm liên tục từ…..” sẽ được hưởng quyền lợi 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nếu đủ điều kiện sau:

Khám chữa bệnh đúng tuyến;
Có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm cộng dồn lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (Lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Dự kiến đến 01/07/2020 thì lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng).

Thông tin chi tiết và trợ giúp:

Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Trung: 1900 6134 | mtebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

(Nguồn thông tin: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Khám dịch vụ

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Khám dịch vụ là người bệnh đăng ký khám chữa bệnh theo yêu cầu mà bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế. Giá dịch vụ được niêm yết tại khoa khám bệnh. bệnh nhân có thể chọn các phẫu thuật, thủ thuật, cận lâm sàng theo yêu cầu. Hiện nay Bệnh viên đa khoa huyện Văn Bàn với đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn tốt cùng với trang thiết bị y tế được nâng cấp và trang bị mới, đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn
Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Đặc biệt hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất hiện nay (máy sinh hóa A25, Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông số, máy XQ Scanner, máy nội soi tai mũi họng, máy soi cổ tử cung…). Chúng tôi đang dần hoàn thiện mình để ngày một nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Văn Bàn, với phương trâm ” chăm sóc người bệnh như người thân “. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiên đóng góp của người bệnh và chăm sóc bạn tốt hơn !

32 bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú
bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Nữ bệnh nhân 76 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Chợ Rẫy làm thủ tục thăm khám, với chẩn đoán ung thư đại tràng sigma, theo dõi bán tắc ruột.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân ăn giảm sút vì ăn vào đau và chướng bụng. Bệnh nhân chủ yếu ăn cháo lỏng, và chỉ uống khoảng 200ml/ ngày. Bệnh nhân bị sụt cân nhưng không rõ tiền sử.

Đồng thời do bệnh nhân nằm nhiều vì yếu sức không thể đi lại nên khi nhập viện, bệnh nhân đã bị teo cơ nặng.

Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh
Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh

“Vấn đề đặt ra là nên bắt đầu điều trị ung thư cho bệnh nhân luôn hay điều trị dinh dưỡng trước. Một cuộc hội chẩn liên khoa đã được diễn ra, và chúng tôi đã quyết định điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư”- TS. BS Lưu Ngân Tâm- Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

TS Tâm thông tin, sau 2 tuần tích cực điều trị dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân đã thay đổi, bệnh nhân đã tăng 3 kg, bắt đầu đi lại được. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật cắt khối ung thư. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã khoẻ mạnh và xuất viện.

“Qua đây cho thấy vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh”- TS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

Những thông tin trên được TS Tâm đưa ra tại tội thảo tập huấn Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức tại Hà Nộị. Lãnh đạo các bệnh viện, trưởng khoa dinh dưỡng của gần 30 bệnh viện trên cả nước đã tham dự Hội thảo này.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi
Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác dinh dương trong các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu bộ phận chuyên môn chẩn đoán, điều trị dinh dưỡng; dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đưa vào giá dịch vụ y tế; công tác đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thầy thuốc, bệnh nhân còn hạn chế…

Ngày 10/5/2019, Cục Khám chữa bệnh đã ban hành Quyết định số 93 QĐ-KCB về việc phê duyệt quy trình sàng lọc tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú. Quyết định đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau khi ra viện và vấn đề dinh dưỡng bệnh viện trong suốt quá trình nằm viện của người bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị tại các bệnh viện.

Dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) bao gồm công cụ sàng lọc dinh dưỡng và quy trình đánh giá dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện, tổ chức đào tạo, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện và thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam.

Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh
Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh nội trú, bữa ăn học đường của trẻ em

Ghi nhận ban đầu khi triển khai tại 7 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị, Quân y 354, Quân y 175, Nhân dân và Bệnh viện đa khoa Bà Rịa có 80-90% số khoa trong bệnh viện thực hiện sàng lọc tình trạng dinh dưỡng; Tỷ lệ người bệnh nội trú được sàng lọc tình trạng dinh dưỡng từ 51,4% đến 90%.

Kết quả sàng lọc tình trạng dinh dưỡng được ghi vào trong hồ sơ người bệnh; hầu hết người bệnh nội trú được hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng đường uống có chứng minh lâm sàng ngay sau khi nhập viện (tỉ lệ khi chưa triển khai là 0/7). Người thực hiện sàng lọc: là cán bộ dinh dưỡng, điều dưỡng và bác sỹ điều trị nhưng chủ yếu là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Hầu hết người bệnh được hỏi có sử dụng dung dịch dinh dưỡng đường uống trong 48 giờ đầu.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sau khi triển khai thí điểm tại 7 bệnh viện, dự án sẽ nhân rộng và triển khai tại 25 bệnh viện vể sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

Chiều ngày 5/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với ông Đam.

Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam
Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

Trao đổi tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều chuyển sang làm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương.
Ông Mai Tiến Dũng cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Bộ Y tế trước Bộ Chính trị, trước Trung ương, cũng như trước Chính phủ.

Theo ông Dũng, với trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, khi Quốc hội chưa họp, Thủ tướng sẽ giao quyền Bộ trưởng cho cán bộ được phân công. Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội, để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng.

Ông Dũng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân rõ trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chính phủ đang thực hiện nội dung này theo trình tự, thủ tục được quy định.

“Trước mắt chúng ta phải chờ Quốc hội miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã, sau đó mới thực hiện quy trình tiếp theo”, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thêm.

Nguồn: https://dantri.com.vn

Hội nghị hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 24 thu hút trên 2.000 đại biểu tham dự

Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019

Chiều ngày 14/11, Hội nghị hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 24 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Hà Nội. Hội nghị do Hội Hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương kết hợp cùng Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức.

Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019
Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019

Hội nghị hô hấp châu Á-Thái bình dương (APSR) lần thứ 24 với chủ đề “Chia sẻ những kiến thức và phương pháp tiếp cận mới trong lĩnh vực hô hấp” sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 14-17/1, thu hút hơn 2000 đại biểu quốc tế đăng kí tham dự; 82 diễn giả với 118 bài giảng; 520 báo cáo viên với gần 250 bài báo cáo là hơn 400 báo cáo poster sẽ đề cập đến các nội dung chuyên sâu: Y học hô hấp lâm sàng; Sinh học tế bào và phân tử; Dị ứng lâm sàng và Miễn dịch học; Sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và dịch tễ học; Nhiễm trùng hô hấp (Không do lao); Lao phổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Hen; Sinh học hô hấp và giấc ngủ; Hồi sức cấp cứu; Nội soi phế quản và Kỹ thuật can thiệp; Bệnh phổi nhi; Cấu trúc và chức năng hô hấp; Tuần hoàn phổi; Bệnh phổi kẽ; Ung thư phổi…

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu tại Phiên khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương nhấn mạnh: Hội nghị là một trong những diễn đàn khoa học quan trọng nhất trong khu vực về các bệnh hô hấp. Nội dung hội nghị năm nay sẽ bao trùm các bệnh về phổi và các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác, rối loạn ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen, ung thư phổi, suy hô hấp mạn tính và cấp tính và nhiều chủ đề khác. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong những năm qua, Chính phủ và Lãnh đạo ngành y tế Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp và phân bổ các nguồn lực quan trọng để hỗ trợ và phát triển y tế. Các thầy thuốc được đào tạo chuyên nghiệp, liên tục cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn. Bộ trưởng cũng tin tưởng, hội nghị này sẽ cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và là cơ hội để các chuyên gia về hô hấp gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp.
Trước đó, tại cuộc họp báo thông tin về hội nghị, GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc phụ trách quản lý và điều hành Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam cho hay tần suất mắc COPD trong dân số chiếm khoảng 4,4% số người trên 40 tuổi và tỷ lệ này có xu hướng ngày một tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài yếu tố do hút thuốc lá, thuốc lào, thì ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ các phương tiên giao thông, từ khói bếp than, khói đốt rơm rạ) cũng đang được coi là 1 trong những yếu tố quan trọng.

GS.TS Ngô Quý Châu và PGS.TS Lương Ngọc Khuê chủ trì cuộc họp báo thông tin về Hội nghị
GS.TS Ngô Quý Châu và PGS.TS Lương Ngọc Khuê chủ trì cuộc họp báo thông tin về Hội nghị

PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, cũng chia sẻ: các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. “Chúng tôi có kết hợp với Đại học Y tế công cộng, Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu về tần suất nhập viện của bệnh hô hấp, bệnh tim mạch tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, trong những đợt ô nhiễm không khí cao điểm, tần suất nhập viện tăng lên. Như vậy, mối liên quan giữa bệnh hô hấp với ô nhiễm không khí, với thời tiết giao mùa đang là 1 thách thức với xã hội”.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo bộ ban nghành và chuyên môn hô hấp
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo bộ ban nghành và chuyên môn hô hấp

Các chuyên gia cho biết, trong các thành phần gây ô nhiễm, không khí bụi mịn và yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng không khí. Do kích thước quá nhỏ nên khi chúng ta hít vào, cơ thể không cảm nhận được và không thể đẩy ra ngoài, bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào các phế nang gây tổn thương phổi, xơ phổi; chúng xuyên qua các phế nang, mao mạch xâm nhập vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến tim mạch, gây các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chất trung gian sinh ra do phản ứng viêm sẽ gây đột quỵ não, tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

Với việc ban hành các hướng dẫn điều trị, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý và điều trị các bệnh về hô hấp. Hiện nay, các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành hô hấp đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhanh chóng như nội soi phế quản ống mềm, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản ảo, sinh thiết xuyên vách phế quản dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang… góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Bài, ảnh: Mai Thanh

Gây tê ngoài màng cứng – Kỹ thuật giúp mẹ bầu không đau sau sinh mổ

Hình ảnh: Phẫu thuật

Giảm đau sau mổ lấy thai

Vết mổ sau khi sinh khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng đau đớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như vấn đề vận động, cho con bú hay trầm cảm sau sinh. Để cải thiện tình trạng này, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai đã và đang triển khai dịch vụ kỹ thuật mới: “Giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng”.

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là kĩ thuật sử dụng thuốc tê tại chỗ hoặc các thuốc thuộc dòng họ mocphin bơm vào khoang ngoài màng cứng để giảm đau nhờ các thuốc này ngấm trực tiếp vào các rễ thần kinh hoặc các ổ nhận cảm đặc hiệu.

Hình ảnh: Luồn Cathater vào khoang ngoài màng cứng để tiêm thuốc tê
Hình ảnh: Luồn Cathater vào khoang ngoài màng cứng để tiêm thuốc tê

. Sở dĩ phương pháp này được đánh giá cao vì tính linh hoạt của nó, bởi có thể dùng như một kỹ thuật vô cảm (làm một vùng cơ thể mất cảm giác hoàn toàn), hoặc chỉ sử dụng để giảm đau.

Gây tê ngoài màng cứng có đau không?

Một số phụ nữ lo sợ việc gây tê ngoài màng cứng hơn cả việc sinh con. Tuy nhiên, hầu hết những ai đã từng thực hiện đều cho biết thủ thuật gây tê ngoài màng cứng dễ chịu hơn nhiều so với những cơn đau khi bị kim tiêm dịch truyền hay thậm chí so với một cơn co thắt tử cung khi sinh. Bạn có thể cảm nhận được thuốc tê đang được truyền vào cơ thể qua cathater. Qúa trình tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 5 giây. Thuốc tê sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 2 – 3 phút và đạt đỉnh sau 7 – 10 phút. Vì vậy cơn đau của bạn sẽ chấm dứt hoàn toàn sau 10 phút.

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Phương pháp này dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể do tác dụng của thuốc tê gây dãn mạch máu, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Trưởng hợp sau mổ lấy thai, nếu không gây tê, cơn đau sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây stress vào trong mạch máu, làm tăng nhịp tim cũng như tăng chuyển hướng máu từ tử cung. Ngoài ra, cơn đau sẽ làm mẹ bầu hạn chế vận động, sinh hoạt cũng như cho con bú. Và gây tê ngoài màng cứng sẽ khắc phục được tất cả các hiện tượng này mà không gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng

Ngoài công dụng giúp mẹ bầu đẻ không đau khi sinh thường hay sinh mổ, gây tê ngoài màng cứng còn có lợi ích giảm đau sau mổ đến 48 – 72h.

Hình ảnh: Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng
Hình ảnh: Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng

Để thực hiện được thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê có nồng độ thấp hay nhóm thuốc họ opioids, hoặc cả hai, sau đó tiêm qua cathater ngoài màng cứng vào trong khoang ngoài màng cứng. Lượng thuốc này sẽ giúp mẹ không còn cảm thấy đau đớn trong suốt 48h – 72h sau mổ, đồng thời giảm cả ảnh hưởng do phẫu thuật lên các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, với phương pháp này, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt, đi lại, vận động và cho con bú bình thường.
Những lưu ý khi tiến hành phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Trước khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau sinh mổ, mẹ bầu cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về nguy cơ, rủi ro, biến chứng và tác dụng phụ của thuốc gây tê mà cơ thể mẹ có thể gặp phải. Cần thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn mình có thể sử dụng kỹ thuật này không nhé.

Trong quá trình gây tê, cần làm theo đúng yêu cầu của bác sĩ về tư thế (có thể ngồi cong lưng hoặc nằm nghiêng sao cho hai đầu gối gập vào bụng, đầu cúi sâu xuống ngực…).

Khi bác sĩ bắt đầu tiêm thuốc tê, thuốc chảy tới đâu, mẹ bầu sẽ cảm thấy man mát, tê tê chỗ đó. Sau khoảng 15 phút, thuốc tê bắt đầu có tác dụng, cảm giác đau đớn của mẹ sẽ không còn nữa và việc “vượt cạn” sẽ nhẹ nhàng hơn bao giờ hết./.

 

Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Thời gian gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai tiếp nhận nhiều trường hợp bị dị vật đường thở, rất may mắn là chưa có ca nào để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Các bệnh nhân khi bị dị vật thường được người nhà tự sơ cứu nhưng cách sơ cứu của người nhà đa phần là chưa đúng.

Vậy dị vật đường thở là gì, có nguy hiểm không và sơ cứu thế nào cho đúng?

Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng.

– Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là các loại hạt (lạc, ngô, na, …), mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc, nịt tóc… Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ.

– Dị vật đường thở thường có 3 hướng diễn biến: Tự khỏi; diễn biến đến viêm phổi thùy do dị vật và thường phải cắt thùy phổi; gây suy hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong.

Biểu hiện khi bị dị vật rơi vào đường thở?

– Khi bị dị vật đường thở, trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên bị ho sặc sụa, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, thậm chí tiểu và đại tiện ra quần.

– Nếu dị vật rơi vào thanh quản sẽ gây khó thở, khàn tiếng, ho, thở rít, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc; vào khí quản (thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản) sẽ gây khó thở từng cơn; vào phế quản (thường là phế quản bên phải) gây khó thở, giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm.

– Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

Xử trí như nào khi bị dị vật đường thở?

Khi bị dị vật rơi vào đường thở với những biểu hiện như đã nêu ở trên, mọi người phải hết sức bình tĩnh và có thể áp dụng theo nghiệm pháp J. Heimlich như sau:

ü Đối với nạn nhân còn tỉnh: Có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức (như hình duói đây).

Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà
Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Mỗi động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.

ü Nếu nạn nhân bất tỉnh: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra (như hình H7).

Ngoài ra, đối với những trẻ nhỏ cần áp dụng biện pháp vỗ lưng và ép ngực như sau:

· Vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực (như hình H1).

· Ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài (như hình H2).
Lưu ý: Sau khi làm mọi động tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp trẻ không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có thể tiến hành soi gắp dị vật.

Phòng dị vật đường thở như thế nào?

Trẻ thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, vì thế nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng, rất dễ gây sặc.

Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm. Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.

Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Ths.Bs Vũ Thị Hải Yến-Trưởng khoa HSCC BV Sản Nhi Lào Cai

 

 

Bộ trưởng Y tế xúc động trong chuyến công tác “cuối cùng” trên cương vị bộ trưởng

Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.

Ngày 15/10, trong buổi làm việc tại Thái Nguyên, trực tiếp đi thăm Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện, tiếp xúc bệnh nhân, Bộ trưởng Tiến bày tỏ xúc động, khi đây có thể là chuyến công tác cuối cùng của bà trên cương vị Bộ trưởng Y tế.
Kết thúc buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của T.Ư về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và công tác y tế cơ sở diễn ra chiều muộn ngày 15/10, Bộ trưởng Tiến “bông đùa” cuộc họp kết thúc vừa kịp lúc để mọi người có thể cùng xem bóng đá (trận bóng giữa Đội tuyển quốc gia Việt Nam và Indonesia diễn ra chiều 15/10).

Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.
Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.

Sau phút vui vẻ về bóng đá, bà Tiến xúc động chia sẻ, chuyến công tác tại Thái Nguyên có thể là chuyến công tác cuối cùng của bà trên cương vị Bộ trưởng.

Chiều mai (16/10) Bộ trưởng cũng có lịch công tác tại thành phố Huế nhưng về một nội dung khác, có khả năng không có sự tiếp xúc trực tiếp với từng người bệnh, chia sẻ với niềm vui của sản phụ vừa sinh con như chuyến công tác tại Thái Nguyên ngày 15/10.

Trong sáng 15/10, Bộ trưởng Y tế đã đến thăm Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, Trạm Y tế xã Sơn Cẩm và Bệnh viện A Thái Nguyên.
Bộ trưởng Y tế xúc động trong chuyến công tác cuối cùng trên cương vị bộ trưởng
Đến nay, Bộ trưởng Tiến đã có 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Y tế, 5 năm làm công tác Thứ trưởng. Sắp tới, bà sẽ đảm nhiện công việc trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, trong những năm qua, bộ mặt ngành y đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Tình trạng quá tải khu vực điều trị nội trú đang từng bước được khống chế. Năm 2012, tình trạng nằm ghép ở bệnh viện tuyến Trung ương là 58%, tuyến tuyến tỉnh là 47% thì sang năm 2016, tỷ lệ bệnh viện có tình trạng nằm ghép từ 2 người trở lên trên 1 giường bệnh chỉ chiếm 16,7% ở tuyến Trung ương và 11,4% ở tuyến tỉnh.

Ở cương vị mới, bà sẽ ít có những chuyến đi gần dân như thế này.
Ở cương vị mới, bà sẽ ít có những chuyến đi gần dân như thế này.

Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến Trung ương giảm, tăng công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện; Giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên, tiến tới mục tiêu đến năm 2020 không còn tình trạng quá tải bệnh viện (Đạt mục tiêu đề ra của Đề án giảm quá tải bệnh viện).

Tư lệnh ngành y cũng chia sẻ, theo quan điểm của bà, ngành y tế Việt Nam phải phát triển theo mô hình kiềng 3 chân mới bền vững.

Kiềng thứ nhất, đó là chăm sóc sức khỏe con người khi chưa bị bệnh (chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng phòng bệnh, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, béo phì, tim mạch, phát hiện dị tật thai nhi ngay trong thời gian mang thai…); Kiềng thứ 2 là khi đã bị bệnh phải vào viện, kể cả hệ thống công lập hay dân lập, người bệnh cần được khám chất lượng nhất và hài lòng nhất, không để ai khó khăn tài chính mà bỏ lại phía sau, kể cả các kỹ thuật cao. Kiềng thứ 3 để giúp cân đối, vững bền hai kiềng trước đó, đó là tài chính y tế, nhân lực y tế và các cung ứng khám chữa bệnh là thuốc và trang thiết bị.

Người dân chia sẻ, họ theo dõi các bệnh mãn tính ngay tại Trung tâm y tế của thành phố, không còn phải lên tuyến trên khám bệnh,
Người dân chia sẻ, họ theo dõi các bệnh mãn tính ngay tại Trung tâm y tế của thành phố, không còn phải lên tuyến trên khám bệnh,

Trong suốt quá trình công tác của mình, nhiều lần bà Tiến chia sẻ, điều bà tâm đắc nhất là thái độ nhân viên y tế đã hoàn toàn thay đổi. Cơ sở vật chất được cải thiện, nhưng thay đổi con người là khó nhất.

Trước năm 2012, nhiều bệnh viện chỉ có ghế đá, ghế nhựa mà cũng không đủ chỗ ngồi cho bệnh nhân, bệnh nhân đứng ngồi lố nhố dưới sàn nhà. Thì nay, không chỉ các bệnh viện tuyến Trung ương, mà bệnh viện tuyến huyện cũng thay đổi hẳn, phòng ốc khang trang, bộ mặt khoa khám bệnh thay đổi, giờ toàn ghế ngồi chờ như sân bay, khám bệnh thì lấy số điện tử, có những bệnh viện tuyến huyện đẹp như công viên.

Giường bệnh những năm trước là trải chiếu, chỉ có quạt, không có máy lạnh, tủ đầu giường hoen gỉ thì nay đã thay đệm, điều hòa, giường bệnh đạt chuẩn.

Bệnh nhân vào viện thay vì tự mò mẫm tìm nơi khám, nay có bàn tiếp đón, có phòng công tác xã hội, có đường dây nóng, có hòm thư góp ý, có camera giám sát.

Đây là hình ảnh quen thuộc trong những chuyến công tác của Bộ trưởng Tiến. Bà hỏi han người dân về thời gian chờ đợi, về thái độ của cán bộ y tế và sẵn sàng "truy" ngay lãnh đạo bệnh viện nếu người dân phản ánh có bất cập. Ảnh: H.Hải
Đây là hình ảnh quen thuộc trong những chuyến công tác của Bộ trưởng Tiến. Bà hỏi han người dân về thời gian chờ đợi, về thái độ của cán bộ y tế và sẵn sàng “truy” ngay lãnh đạo bệnh viện nếu người dân phản ánh có bất cập. Ảnh: H.Hải

Rõ nhất là đường dây nóng, trước kia “nóng máy”, mỗi năm mười mấy ngàn cuộc gọi phản ánh giờ ít đi rất nhiều cho thấy việc thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được người dân và cả cán bộ y tế đồng tình ủng hộ; ý thức của cán bộ y tế đã có sự thay đổi từ tư tưởng “ban ơn” sang trạng thái “cung cấp dịch vụ, phục vụ”, Bộ trưởng Tiến nói.

Mức độ hài lòng của người bệnh đối với phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế: đạt chung 89,8% (Trung ương: 88%; tỉnh: 94%; huyện: 85,7% – số liệu 6/2017). Một khảo sát được thực hiện độc lập cho thấy, tỉ lệ hài lòng của người nhà sau khi ra viện là trên 80%.

 

Điều trị xơ gan cổ trướng

Điều trị sơ gan cổ chướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này lá gan không còn khả năng tự phục hồi và mất dần chức năng. Gan không thực hiện được chức năng giải độc, từ đó toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong. Tại bệnh viện Văn Bàn, Bs CKI Phạm Nhật Tuấn điều trị xơ gan thành công cho bệnh nhân bằng phương pháp hấp thu dịch đem lại niềm vui cho người dân.

XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÀ GÌ?

Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của xơ gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan nặng nề, suy giảm chức năng gan và thậm chí còn có thể làm cho gan không thực hiện đào thải được các chất độc ra ngoài cơ thể. Cổ trướng là hiện tượng bụng phình to do dịch tích tụ.

Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng
Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng

Xơ gan cổ trướng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả

NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

Viêm gan do virus: Người bệnh bị viêm gan B, C mà không có phương pháp điều trị bệnh sớm để bệnh lâu gây nên xơ, một số có thể chuyển thành xơ gan cổ chướng. Một khi người bệnh đã chuyển dần sang xơ gan cổ trướng cũng là lúc mức độ nguy hiểm của người bệnh tăng lên, cần được chữa trị ngay.
Nhiễm hóa chất độc: Nhiễm độc hóa chất như thạch tín,… hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp. Các hóa chất độc sẽ làm bệnh xơ gan cổ trướng càng nguy hiểm và khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn cuối là rất có thể xảy ra. Tới khi đó có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân
Nhiễm bệnh hấp huyết trùng: Bệnh có thể khiến cơ thể khả năng miễn dịch yếu, chức năng gan bị suy giảm… ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là một nguyên nhân dẫn tới xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối.
Dinh dưỡng kém và nghiện rượu: Người bệnh gan cần có một chế độ dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Bên cạnh đó nghiện rượu khiến gan càng bị tổn thương nhiều hơn. Thiếu chất dinh dưỡng cộng với nghiện rượu khiến bệnh nhân xơ gan cổ trướng con đường dẫn tới giai đoạn cuối là rất nhanh.

TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

Một số triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng

Triệu chứng xơ gan cổ trướng

  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau mỏi toàn thân
  • Da nổi tĩnh mạch hình nhện nhỏ, màu đỏ, cơ thể dễ thâm tím.
  • Nước tiểu vàng đặc
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi
  • Cổ trướng, phù chân và bàn chân do ứ dịch
  • Rối loạn suy nghĩ, kém tập trung

ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP THU DỊCH

Xơ gan cổ trướng là biến chứng xơ gan nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng.

Thông thường với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng, bác sĩ chỉ định phương pháp chọc hút ổ dịch, tuy nhiên phương pháp này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vỡ ổ dịch,… đe dọa tính mạng người bệnh. Ghép gan là phương án cuối cùng được chỉ định có chi phí tốn kém và không mấy khả thi cho phần đa bệnh nhân xơ gan.

Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng
Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng

Khắc phục hoàn toàn những biến chứng có thể gặp và hạn chế xâm lấn, tiết kiệm chi phí điều trị, phương pháp hấp thu dịch trong điều trị xơ gan cổ trướng được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Điều trị hấp thu dịch là phương pháp sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế việc hấp thu lượng nước và nước báng trong bụng để giảm áp lực cho gan và thận, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng trong khi đói. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp điều trị thành công xơ gan cổ trướng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kiên trì điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.

TẠI SAO NÊN CHỌN ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG TẠI BỆNH VIỆN VĂN BÀN

Chuyên khoa Gan mật – Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn hội tụ những ưu điểm nổi bật giúp tầm soát chính xác, chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật hiệu quả cho mọi bệnh nhân:

Thăm khám và điều trị với bác sỹ chuyên khoa sâu trực tiếp điều trị thành công bệnh xơ gan cổ trướng cho bệnh nhân

Thăm khám và điều trị xơ gan tại bệnh viện Văn Bàn, người bệnh sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Gan mật hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý gan mật.

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

Chuyên khoa Gan mật – bệnh viện Văn Bàn được đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống phòng Lab sinh học phân tử định lượng virus, hệ thống máy siêu âm màu 4D hiện đại, máy MSCT 64… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý xơ gan và mức độ tiến triển của bệnh để theo dõi điều trị bệnh hiệu quả.

Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng
Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng

Quy trình thăm khám nhanh chóng

Mọi thủ tục thăm khám và tiến hành điều trị xơ gan cổ trướng tại bệnh viện được tiến hành nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân chỉ cần chủ động sắp xếp thời gian đến thăm khám tại bệnh viện đa khoa Văn Bàn.

Áp dụng thanh toán Bảo hiểm

Để tạo cơ hội thăm khám và điều trị bệnh gan mật tốt nhất cho mọi người bệnh, bên cạnh việc niêm yết mức chi phí hợp lý theo quy chuẩn của Bộ Y tế, bệnh viện Văn Bàn áp dụng thanh toán theo Bảo hiểm đảm bảo đem lại mọi lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

 

Nhồi máu cơ tim – Một biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành – động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu. Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.
Các triệu chứng điển hình

Yếu tố gây nhồi máu cơ tim
Yếu tố gây nhồi máu cơ tim

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện. Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.

Nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài hàng giờ, vì vậy khi có các triệu chứng trên, cần tìm kiếm sự giúp đỡ và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào gây bệnh?

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:

Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo đã được hydro hóa. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bởi con người và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim
Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi, ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Nồng độ triglycerid cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.

Người béo phì: Có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người có cân nặng hợp lý. Béo phì thường liên quan đến các tình trạng khác làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglyceride…

Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Gia đình: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ đặc biệt cao nếu trong gia đình có thành viên nam bị bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi hoặc thành viên nữ trước 65 tuổi.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Stress, ít vận động; dùng các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamine; bệnh sử về tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
Các biện pháp điều trị

Nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu. Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu lưu thông vòng quanh qua chỗ tắc.

Những trường hợp người bệnh còn sống sót nhưng không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim. Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hiện tượng hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn. Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Đường huyết cao dễ dẫn đến bệnh mạch vành, gây nhồi máu cơ tim

Biện pháp dự phòng bệnh

Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để phòng bệnh nói chung và phòng ngừa bệnh tim mạch nói riêng. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim và mạch vành.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Nên giảm các thực phẩm trong chế độ ăn, bao gồm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, giàu cholesterol.

Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh
Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh

Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch Nếu đã bị nhồi máu cơ tim, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn một chế độ luyện tập vừa sức và mang lại hiệu quả.

Ngưng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Cần tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.

Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682