Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Thời gian gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai tiếp nhận nhiều trường hợp bị dị vật đường thở, rất may mắn là chưa có ca nào để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Các bệnh nhân khi bị dị vật thường được người nhà tự sơ cứu nhưng cách sơ cứu của người nhà đa phần là chưa đúng.

Vậy dị vật đường thở là gì, có nguy hiểm không và sơ cứu thế nào cho đúng?

Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng.

– Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là các loại hạt (lạc, ngô, na, …), mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc, nịt tóc… Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ.

– Dị vật đường thở thường có 3 hướng diễn biến: Tự khỏi; diễn biến đến viêm phổi thùy do dị vật và thường phải cắt thùy phổi; gây suy hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong.

Biểu hiện khi bị dị vật rơi vào đường thở?

– Khi bị dị vật đường thở, trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên bị ho sặc sụa, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, thậm chí tiểu và đại tiện ra quần.

– Nếu dị vật rơi vào thanh quản sẽ gây khó thở, khàn tiếng, ho, thở rít, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc; vào khí quản (thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản) sẽ gây khó thở từng cơn; vào phế quản (thường là phế quản bên phải) gây khó thở, giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm.

– Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

Xử trí như nào khi bị dị vật đường thở?

Khi bị dị vật rơi vào đường thở với những biểu hiện như đã nêu ở trên, mọi người phải hết sức bình tĩnh và có thể áp dụng theo nghiệm pháp J. Heimlich như sau:

ü Đối với nạn nhân còn tỉnh: Có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức (như hình duói đây).

Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà
Hướng dẫn xử trí cấp cứu dị vật đường thở tại nhà

Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Mỗi động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.

ü Nếu nạn nhân bất tỉnh: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra (như hình H7).

Ngoài ra, đối với những trẻ nhỏ cần áp dụng biện pháp vỗ lưng và ép ngực như sau:

· Vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực (như hình H1).

· Ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài (như hình H2).
Lưu ý: Sau khi làm mọi động tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp trẻ không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có thể tiến hành soi gắp dị vật.

Phòng dị vật đường thở như thế nào?

Trẻ thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, vì thế nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng, rất dễ gây sặc.

Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm. Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.

Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Ths.Bs Vũ Thị Hải Yến-Trưởng khoa HSCC BV Sản Nhi Lào Cai

 

 

Bộ trưởng Y tế xúc động trong chuyến công tác “cuối cùng” trên cương vị bộ trưởng

Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.

Ngày 15/10, trong buổi làm việc tại Thái Nguyên, trực tiếp đi thăm Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện, tiếp xúc bệnh nhân, Bộ trưởng Tiến bày tỏ xúc động, khi đây có thể là chuyến công tác cuối cùng của bà trên cương vị Bộ trưởng Y tế.
Kết thúc buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của T.Ư về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và công tác y tế cơ sở diễn ra chiều muộn ngày 15/10, Bộ trưởng Tiến “bông đùa” cuộc họp kết thúc vừa kịp lúc để mọi người có thể cùng xem bóng đá (trận bóng giữa Đội tuyển quốc gia Việt Nam và Indonesia diễn ra chiều 15/10).

Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.
Bộ trưởng Y tế chia sẻ niềm vui với sản phụ vừa sinh con tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Bà Tiến cho biết, bà rất yêu con trẻ. Bà có thói quen nhìn thấy trẻ con là muốn bế bồng. Trong những chuyến công tác của bà, không ít lần bà đã bế bồng em bé mới sinh, em bé chờ được tiêm chủng, cưng nựng đứa trẻ.

Sau phút vui vẻ về bóng đá, bà Tiến xúc động chia sẻ, chuyến công tác tại Thái Nguyên có thể là chuyến công tác cuối cùng của bà trên cương vị Bộ trưởng.

Chiều mai (16/10) Bộ trưởng cũng có lịch công tác tại thành phố Huế nhưng về một nội dung khác, có khả năng không có sự tiếp xúc trực tiếp với từng người bệnh, chia sẻ với niềm vui của sản phụ vừa sinh con như chuyến công tác tại Thái Nguyên ngày 15/10.

Trong sáng 15/10, Bộ trưởng Y tế đã đến thăm Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, Trạm Y tế xã Sơn Cẩm và Bệnh viện A Thái Nguyên.
Bộ trưởng Y tế xúc động trong chuyến công tác cuối cùng trên cương vị bộ trưởng
Đến nay, Bộ trưởng Tiến đã có 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Y tế, 5 năm làm công tác Thứ trưởng. Sắp tới, bà sẽ đảm nhiện công việc trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, trong những năm qua, bộ mặt ngành y đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Tình trạng quá tải khu vực điều trị nội trú đang từng bước được khống chế. Năm 2012, tình trạng nằm ghép ở bệnh viện tuyến Trung ương là 58%, tuyến tuyến tỉnh là 47% thì sang năm 2016, tỷ lệ bệnh viện có tình trạng nằm ghép từ 2 người trở lên trên 1 giường bệnh chỉ chiếm 16,7% ở tuyến Trung ương và 11,4% ở tuyến tỉnh.

Ở cương vị mới, bà sẽ ít có những chuyến đi gần dân như thế này.
Ở cương vị mới, bà sẽ ít có những chuyến đi gần dân như thế này.

Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến Trung ương giảm, tăng công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện; Giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên, tiến tới mục tiêu đến năm 2020 không còn tình trạng quá tải bệnh viện (Đạt mục tiêu đề ra của Đề án giảm quá tải bệnh viện).

Tư lệnh ngành y cũng chia sẻ, theo quan điểm của bà, ngành y tế Việt Nam phải phát triển theo mô hình kiềng 3 chân mới bền vững.

Kiềng thứ nhất, đó là chăm sóc sức khỏe con người khi chưa bị bệnh (chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng phòng bệnh, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, béo phì, tim mạch, phát hiện dị tật thai nhi ngay trong thời gian mang thai…); Kiềng thứ 2 là khi đã bị bệnh phải vào viện, kể cả hệ thống công lập hay dân lập, người bệnh cần được khám chất lượng nhất và hài lòng nhất, không để ai khó khăn tài chính mà bỏ lại phía sau, kể cả các kỹ thuật cao. Kiềng thứ 3 để giúp cân đối, vững bền hai kiềng trước đó, đó là tài chính y tế, nhân lực y tế và các cung ứng khám chữa bệnh là thuốc và trang thiết bị.

Người dân chia sẻ, họ theo dõi các bệnh mãn tính ngay tại Trung tâm y tế của thành phố, không còn phải lên tuyến trên khám bệnh,
Người dân chia sẻ, họ theo dõi các bệnh mãn tính ngay tại Trung tâm y tế của thành phố, không còn phải lên tuyến trên khám bệnh,

Trong suốt quá trình công tác của mình, nhiều lần bà Tiến chia sẻ, điều bà tâm đắc nhất là thái độ nhân viên y tế đã hoàn toàn thay đổi. Cơ sở vật chất được cải thiện, nhưng thay đổi con người là khó nhất.

Trước năm 2012, nhiều bệnh viện chỉ có ghế đá, ghế nhựa mà cũng không đủ chỗ ngồi cho bệnh nhân, bệnh nhân đứng ngồi lố nhố dưới sàn nhà. Thì nay, không chỉ các bệnh viện tuyến Trung ương, mà bệnh viện tuyến huyện cũng thay đổi hẳn, phòng ốc khang trang, bộ mặt khoa khám bệnh thay đổi, giờ toàn ghế ngồi chờ như sân bay, khám bệnh thì lấy số điện tử, có những bệnh viện tuyến huyện đẹp như công viên.

Giường bệnh những năm trước là trải chiếu, chỉ có quạt, không có máy lạnh, tủ đầu giường hoen gỉ thì nay đã thay đệm, điều hòa, giường bệnh đạt chuẩn.

Bệnh nhân vào viện thay vì tự mò mẫm tìm nơi khám, nay có bàn tiếp đón, có phòng công tác xã hội, có đường dây nóng, có hòm thư góp ý, có camera giám sát.

Đây là hình ảnh quen thuộc trong những chuyến công tác của Bộ trưởng Tiến. Bà hỏi han người dân về thời gian chờ đợi, về thái độ của cán bộ y tế và sẵn sàng "truy" ngay lãnh đạo bệnh viện nếu người dân phản ánh có bất cập. Ảnh: H.Hải
Đây là hình ảnh quen thuộc trong những chuyến công tác của Bộ trưởng Tiến. Bà hỏi han người dân về thời gian chờ đợi, về thái độ của cán bộ y tế và sẵn sàng “truy” ngay lãnh đạo bệnh viện nếu người dân phản ánh có bất cập. Ảnh: H.Hải

Rõ nhất là đường dây nóng, trước kia “nóng máy”, mỗi năm mười mấy ngàn cuộc gọi phản ánh giờ ít đi rất nhiều cho thấy việc thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được người dân và cả cán bộ y tế đồng tình ủng hộ; ý thức của cán bộ y tế đã có sự thay đổi từ tư tưởng “ban ơn” sang trạng thái “cung cấp dịch vụ, phục vụ”, Bộ trưởng Tiến nói.

Mức độ hài lòng của người bệnh đối với phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế: đạt chung 89,8% (Trung ương: 88%; tỉnh: 94%; huyện: 85,7% – số liệu 6/2017). Một khảo sát được thực hiện độc lập cho thấy, tỉ lệ hài lòng của người nhà sau khi ra viện là trên 80%.

 

Điều trị xơ gan cổ trướng

Điều trị sơ gan cổ chướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này lá gan không còn khả năng tự phục hồi và mất dần chức năng. Gan không thực hiện được chức năng giải độc, từ đó toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong. Tại bệnh viện Văn Bàn, Bs CKI Phạm Nhật Tuấn điều trị xơ gan thành công cho bệnh nhân bằng phương pháp hấp thu dịch đem lại niềm vui cho người dân.

XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÀ GÌ?

Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của xơ gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan nặng nề, suy giảm chức năng gan và thậm chí còn có thể làm cho gan không thực hiện đào thải được các chất độc ra ngoài cơ thể. Cổ trướng là hiện tượng bụng phình to do dịch tích tụ.

Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng
Hình ảnh bệnh nhân bị sơ gan cổ chướng

Xơ gan cổ trướng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả

NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

Viêm gan do virus: Người bệnh bị viêm gan B, C mà không có phương pháp điều trị bệnh sớm để bệnh lâu gây nên xơ, một số có thể chuyển thành xơ gan cổ chướng. Một khi người bệnh đã chuyển dần sang xơ gan cổ trướng cũng là lúc mức độ nguy hiểm của người bệnh tăng lên, cần được chữa trị ngay.
Nhiễm hóa chất độc: Nhiễm độc hóa chất như thạch tín,… hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp. Các hóa chất độc sẽ làm bệnh xơ gan cổ trướng càng nguy hiểm và khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn cuối là rất có thể xảy ra. Tới khi đó có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân
Nhiễm bệnh hấp huyết trùng: Bệnh có thể khiến cơ thể khả năng miễn dịch yếu, chức năng gan bị suy giảm… ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là một nguyên nhân dẫn tới xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối.
Dinh dưỡng kém và nghiện rượu: Người bệnh gan cần có một chế độ dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Bên cạnh đó nghiện rượu khiến gan càng bị tổn thương nhiều hơn. Thiếu chất dinh dưỡng cộng với nghiện rượu khiến bệnh nhân xơ gan cổ trướng con đường dẫn tới giai đoạn cuối là rất nhanh.

TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

Một số triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng

Triệu chứng xơ gan cổ trướng

  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau mỏi toàn thân
  • Da nổi tĩnh mạch hình nhện nhỏ, màu đỏ, cơ thể dễ thâm tím.
  • Nước tiểu vàng đặc
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi
  • Cổ trướng, phù chân và bàn chân do ứ dịch
  • Rối loạn suy nghĩ, kém tập trung

ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP THU DỊCH

Xơ gan cổ trướng là biến chứng xơ gan nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng.

Thông thường với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng, bác sĩ chỉ định phương pháp chọc hút ổ dịch, tuy nhiên phương pháp này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vỡ ổ dịch,… đe dọa tính mạng người bệnh. Ghép gan là phương án cuối cùng được chỉ định có chi phí tốn kém và không mấy khả thi cho phần đa bệnh nhân xơ gan.

Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng
Dấu hiệu nhận biết sơ gan cổ chướng

Khắc phục hoàn toàn những biến chứng có thể gặp và hạn chế xâm lấn, tiết kiệm chi phí điều trị, phương pháp hấp thu dịch trong điều trị xơ gan cổ trướng được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Điều trị hấp thu dịch là phương pháp sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế việc hấp thu lượng nước và nước báng trong bụng để giảm áp lực cho gan và thận, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng trong khi đói. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp điều trị thành công xơ gan cổ trướng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kiên trì điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.

TẠI SAO NÊN CHỌN ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG TẠI BỆNH VIỆN VĂN BÀN

Chuyên khoa Gan mật – Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn hội tụ những ưu điểm nổi bật giúp tầm soát chính xác, chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật hiệu quả cho mọi bệnh nhân:

Thăm khám và điều trị với bác sỹ chuyên khoa sâu trực tiếp điều trị thành công bệnh xơ gan cổ trướng cho bệnh nhân

Thăm khám và điều trị xơ gan tại bệnh viện Văn Bàn, người bệnh sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Gan mật hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý gan mật.

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

Chuyên khoa Gan mật – bệnh viện Văn Bàn được đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống phòng Lab sinh học phân tử định lượng virus, hệ thống máy siêu âm màu 4D hiện đại, máy MSCT 64… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý xơ gan và mức độ tiến triển của bệnh để theo dõi điều trị bệnh hiệu quả.

Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng
Biến chứng của bệnh sơ gan cổ chướng

Quy trình thăm khám nhanh chóng

Mọi thủ tục thăm khám và tiến hành điều trị xơ gan cổ trướng tại bệnh viện được tiến hành nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân chỉ cần chủ động sắp xếp thời gian đến thăm khám tại bệnh viện đa khoa Văn Bàn.

Áp dụng thanh toán Bảo hiểm

Để tạo cơ hội thăm khám và điều trị bệnh gan mật tốt nhất cho mọi người bệnh, bên cạnh việc niêm yết mức chi phí hợp lý theo quy chuẩn của Bộ Y tế, bệnh viện Văn Bàn áp dụng thanh toán theo Bảo hiểm đảm bảo đem lại mọi lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

 

Nhồi máu cơ tim – Một biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành – động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu. Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.
Các triệu chứng điển hình

Yếu tố gây nhồi máu cơ tim
Yếu tố gây nhồi máu cơ tim

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện. Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.

Nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài hàng giờ, vì vậy khi có các triệu chứng trên, cần tìm kiếm sự giúp đỡ và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào gây bệnh?

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:

Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo đã được hydro hóa. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bởi con người và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim
Tắc nghẽn động mạch vành do cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi, ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Nồng độ triglycerid cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.

Người béo phì: Có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người có cân nặng hợp lý. Béo phì thường liên quan đến các tình trạng khác làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglyceride…

Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Gia đình: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ đặc biệt cao nếu trong gia đình có thành viên nam bị bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi hoặc thành viên nữ trước 65 tuổi.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Stress, ít vận động; dùng các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamine; bệnh sử về tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
Các biện pháp điều trị

Nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu. Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu lưu thông vòng quanh qua chỗ tắc.

Những trường hợp người bệnh còn sống sót nhưng không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim. Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hiện tượng hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn. Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Đường huyết cao dễ dẫn đến bệnh mạch vành, gây nhồi máu cơ tim

Biện pháp dự phòng bệnh

Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để phòng bệnh nói chung và phòng ngừa bệnh tim mạch nói riêng. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim và mạch vành.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Nên giảm các thực phẩm trong chế độ ăn, bao gồm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, giàu cholesterol.

Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh
Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh

Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch Nếu đã bị nhồi máu cơ tim, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn một chế độ luyện tập vừa sức và mang lại hiệu quả.

Ngưng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Cần tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.

Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682