Giới thiệu Bệnh viện Văn Bàn

Ảnh tập thể CB CN viên chức Bệnh viện đa khoa Văn Bàn
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn ngành y tế “ phải làm tốt 3 điều đó là: Phải thật thà đoàn kết thương yêu người bệnh; Thực hiện lương y như từ mẫu;  xây dựng nền y học của ta,  chú ý nghiên cứu phối hợp đông và tây y. Lời dạy của Bác là kim chỉ nam về đạo đức cách mạng ngành y, khắc ghi lời dạy của người, ngành y tế huyện Văn Bàn đã nỗ lực khắc phục khó khăn phát huy sứ mệnh đầy vẻ vang chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngành Y tế huyện Văn Bàn-  Nỗ lực trên hành trình phát triển
Năm 1955 toàn huyện chỉ có 1 phòng y tế và 3 cán bộ. Đến năm 1961 toàn huyện đã thành lập được 11 trạm xá, một bệnh xá huyện. Giai đoạn này ngành y tế huyện Văn Bàn tập trung phát triển y tế nông thôn,  kiện toàn y tế dân công phục vụ tiền tuyến; sản xuất các loại thuốc thông dụng; đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Trong điều kiện cơ sở vật chất hệ thống khám chưa bệnh nghèo nàn, nhưng cán bộ y bác sĩ thời kỳ đầu ấy luôn đồng cam cộng khổ quyết tâm tạo dựng, tận tâm phát triển ngành y tế.
Giai đoạn 1966-1975, ngành y tế huyện Văn Bàn sẵn sàng phục vụ chiến đấu. trong lửa đạn chiến tranh vẫn tăng cường thiết bị, thuốc, vật tư phục vụ cấp cứu cho nhân dân và quân đội. Giai đoạn 1975-1985, chiến tranh kết thúc, cùng với cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, ngành y tế huyện Văn Bàn tập trung xây dựng, phát triển các cơ sở khám bệnh từ huyện đến cơ sở. Thành lập và nâng cấp Bệnh viện huyện Văn Bàn, 100%  xã có cơ sở y tế, tập trung công tác bảo vệ ,chăm sóc bà mẹ và trẻ em; khắc phục tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh bằng việc hết hợp Đông y và Tây y.
Giai đoạn 1986-2000, Y tế huyện Văn Bàn tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khoẻ nhân dân. Bước đầu thực hiện kết hợp khám chữa bệnh với nghiên cứu khoa học, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ y , Bác sĩ…. xây dựng mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tập trung vào công tác  kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong nhân dân…
 Đến năm 2000 Bệnh Viện Đa Khoa huyện, Các Phòng Khám Đa Khoa khu vực  cùng với 100% trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố. Số giường bệnh tăng lên 215, tăng gần 100 giường so với giai đoạn đầu thành lập.
Trải qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện Văn Bàn đã xây dựng Nghị quyết, Đề án cụ thể cho lĩnh vực y tế.  Trong đó thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng, mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế đến tất cả các đối tượng dân cư, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nêu cao y đức của thầy thuốc. Gắn thực hiện công tác y tế gắn với XDNTM. Đặc biệt năm 2021 huyện Văn Bàn được phê duyệt đầu tư Dự án Công trình Bệnh Viện Đa khoa huyện mới , với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, trên 250 giường bệnh… Với quy mô 7 hạng mục, nhà 5 tầng, cơ sở vật chất đầu tư đồng bộ….  công trình là kiến trúc hiện đại là điều kiện quan trọng để ngành y tế huyện Văn Bàn tiếp tục nâng cao chất lượng theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. 
Hiện nay huyện Văn Bàn đã có 1 Bệnh Viện Đa Khoa, một Trung tâm Y tế, 22 Trạm y tế xã, thị trấn với gần 500 cán bộ y tế; và 17 cơ sở hành nghề Y và 43 cơ sở hành nghề Dược tư nhân (trong đó: 5 nhà thuốc, 38 cơ sở quầy và đại lý bán lẻ thuốc). Thực hiện công cuộc đổi mới, ngành y tế Văn Bàn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. 
Là đơn vị tuyến đầu trong cấp cứu, điều trị,  Bệnh Viện Đa Khoa huyện Văn Bàn quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ y Bác sĩ được tham gia học tập, nâng cao trình độ; thực hiện Khám chữa bệnh từ xa, với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BVĐK tỉnh Lào Cai, BV Sản nhi tỉnh Lào Cai….  Riêng năm 2024, Bệnh Viện Đa khoa huyện Văn Bàn cử đi đào tạo 14 cán bộ, y, bác sĩ trình độ CKII, CKI,  Đại học KTV phục hồi chức chắc năng; 77 cán bộ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo; 5 cán bộ tham gia các  lớp đào tạo ngắn hạn. 
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn có 15 khoa và 2 PKĐKKV tại Võ Lao và Minh Lương. Hàng năm, Bệnh viện khảo sát , xây dựng cải tạo lại cơ sở vật chất. Rà soát, bổ sung các dịch vụ kĩ thuật, thiết bị máy móc hiện đại . Tiêu biểu hệ  thống phẫu thuật nội soi, nội soi tiêu hóa, máy siêu âm tim màu, hệ thống ôxy trung tâm, máy thở và hệ thống máy xét nghiệm tự động. Riêng năm 2024, được đầu tư , bổ sung 18 thiết bị mới, hiện đại, góp phần tăng chất lượng, số lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường hợp tác Y tế, hiện nay đang hợp tác với Đại học Y Hà Nội theo thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện đại học Y Hà Nội và Ủy Bàn Nhân Dân huyện Văn Bàn.  Kết hợp hiệu quả giữa y học cổ truyền và hiện đại ngày càng hiệu quả.
 Năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025,  Bệnh Viện Đa Khoa huyện Văn Bàn đã khám chữa bệnh cho gần 40.000 lượt người. Tăng hơn 2.000 lượt so với cùng kì.  Đồng thời thực hiện thành công nhiều ca bệnh phức tạp, tạo được sự tin tưởng trong nhân dân.  Như thực hiện kỹ thuật mỏ nội soi, mổ cấp cứu thành công 2 bệnh nhân bị vỡ gan, nguy cơ tử vong cao, không đủ điều kiện chuyển tuyến. Thực hiện 6 ca khám chữa bệnh từ xa, 16 ca hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đại học y Hà Nội, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Lào Cai. 
Cùng với đó, ngành y tế huyện Văn Bàn tích cực tổ chức các hoạt động xã hội, tham gia các phong trào thi đua do ngành dọc và các cấp phát động. Như hiến máu tình nguyện, xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao, tích cực học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh đặc biêt các chương trình khám chữa bệnh nhân đạo cấp phát thuốc miễn phí được tổ chức thường xuyên đã đưa y tế về gần hơn cở sở, lan toả hình ảnh người chiến sỹ ngành y nhân văn trách nhiệm …
Những sự nỗ lực hết mình ấy đã được các cấp ghi nhận, tuyên dương, vinh danh khen thưởng. Trong giai đoạn từ năm 2014-2024, đã có: 01 cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 03 tập thể và 79 cá nhân được tặng bằng khen của UBND tỉnh; công nhận 21 tập thể Lao động xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những thành tích ấy đã một lần nữa khẳng định sự đoàn kết, hy sinh và sự tận tâm của Ngành y tế huyện Văn Bàn trong việc bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng.
  70 năm xây dựng phát triển, trong bôn bề khó khăn, từ một nr y học lạc hậu đến nay ngành y tế Văn Bàn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước làm chủ công nghệ gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Cơ sở hạ tầng y tế được đầu tư, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng y tế và sức khỏe cộng đồng. Để có được những kết quả đó, là sự đóng góp công sức , trí tuệ của đội ngũ y , bác, sĩ, cán bộ ngành y tế từ huyện đến cơ sở. 
Bước vào kỉ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngành y tế huyện Văn Bàn  tiếp tục phát huy vai trò “ Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân”; mỗi cán bộ nhân viên y tế ngành y trên địa bàn huyện Văn Bàn. Tự hào nối mạch nối mạch truyền thống của các thế hệ đi trước nêu cao trách nhiệm công vụ, đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới theo hướng hiện đại, chuẩn hoá và hội nhập. Nêu cao trách nhiệm thiêng liêng của những người chiến sĩ áo trắng trên mặt trận mới hôm nay. Đáp ứng sự kỳ vọng mong mỏi của nhân dân. Xứng đáng với lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.
Hiện nay Bệnh viện đa khoa Văn Bàn là bệnh viện hạng II được thành lập năm 2006 theo Quyết định số 3812/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 26/12/2006 về việc thành lập Bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
1.  Chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Là Bệnh viện đa khoa hạng II tuyến huyện với quy mô 180 giường bệnh, Bệnh viện Văn Bàn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở Y tế, sự quản lý của Ủy ban nhân dân huyện. 
Bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ:
– Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
– Đào tạo cán bộ y tế
– Nghiên cứu khoa học về y học
– Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
– Phòng bệnh:
– Hợp tác quốc tế
– Quản lý kinh tế y tế
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, UBND huyện Văn Bàn theo quy đinh của pháp luật.
2.  Tổ chức bộ máy của đơn vị
– Tổng số giường bệnh giao: 220
Trong đó:
+ Tuyến huyện: Bệnh viện : 185 giường
+ Tuyến cơ sở: 02 PKĐKKV 35 giường bệnh 
– Cơ cấu tổ chức bộ máy (thực hiện theo Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 28/11/2022) gồm:
+ Lãnh đạo bệnh viện: Giám đốc, 02 phó giám đốc
+ 03 Phòng chức năng : Phòng Tổ chức hành chính- Tài chính kế toán, phòng KH-TH, phòng điều dưỡng- Công tác xã hội
+ 12 Khoa chuyên môn: Khoa Nội tổng hợp; khoa Nhi; khoa YHCT-PHCN; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Phụ sản; khoa cấp cứu- HSTC-CĐ; khoa Cận lâm sàng; khoa Liên chuyên khoa; khoa Truyền nhiễm; khoa Khám bệnh; khoa KSNK; khoa Dược- Vật tư y tế.
+ 02 Phòng khám đa khoa khu vực: Võ Lao, Minh Lương.
*Nhân lực:
+ Tổng số được giao: 147
+ Tổng số hiện có: 144
Trong đó: 
+ Bệnh viện: 124
+ Phòng Khám ĐKKV: 20
* Trình độ: 
+ Sau ĐH: 20
+ Đại học: 71
+ Cao đẳng: 36
+ Trung cấp: 13
+ Khác: 04
3. Cơ sở vật chất
Bệnh Viện đa khoa huyện Văn Bàn được xây dựng gồm 14 tòa nhà. Trong đó có 08 nhà được liên kết với nhau bằng hàng lang bộ để hở và 06 nhà xây dựng độc lập gồm: 01. Nhà hành chính (3 tầng), diện tích xây dựng 287,28 m2  với tổng khối tích khoảng 3.100m3 (xây dựng năm 2010); 02. Nhà Khoa nội, Đông y (2 tầng), diện tích xây dựng 625,1 m2, với tổng khối tích khoảng 4.376m3 (xây dựng năm 2010); 03. Nhà chống nhiễm khuẩn, khoa dược (2 tầng), diện tích xây dựng 178m2, với tổng khối tích khoảng 1.247m3 (xây dựng năm 2010); 04 Nhà dinh dưỡng (2 tầng), diện tích xây dựng 178m2, với tổng khối tích khoảng 1.247m3 (xây dựng năm 2010); 05. Nhà mổ, Khoa dược (2 tầng), diện tích xây dựng 327m2, với tổng khối tích khoảng 2.352m3 (xây dựng năm 1998; 06. Nhà Khoa Sản, Khoa nhi (2 tầng), diện tích xây dựng 468m2, với tổng khối tích khoảng 3.373m3 (xây dựng năm 1998); 07 Nhà Khoa ngoại (2 tầng), diện tích xây dựng 306m2, với tổng khối tích khoảng 2.024m3 (xây dựng năm 1998); 08. Nhà Khám (3 tầng), diện tích xây dựng 276m2, với tổng khối tích khoảng 2.976m3 (xây dựng năm 1998).
 + Nhà Khoa truyền nhiễm (1 tầng), diện tích xây dựng 149m2, với tổng khối tích khoảng 535m3 diện tích xây dựng 149m2, với tổng khối tích khoảng 535m3 .
+ Nhà Đại thể (1 tầng), diện tích xây dựng 103m2, với tổng khối tích khoảng 373m3.
+ Nhà Đa năng (1 tầng), diện tích xây dựng 200m2, với tổng khối tích khoảng 1.400m3.
+ Nhà Metadone (1 tầng), diện tích xây dựng 120m2, với tổng khối tích khoảng 468m3.
+ Nhà xư lý rác thải (1 tầng), diện tích xây dựng 40m2, với tổng khối tích khoảng 160m3.
+ Nhà để xe (1 tầng), diện tích xây dựng 20m2, với tổng khối tích khoảng 80m3.

Khám BHYT

Khám chữa bệnh BHYT

BHYT bắt buộc: Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
1. Điều kiện hưởng

Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ trước khi ra viện. Trong quá trình điều trị phát hiện và phải điều trị một số bệnh thì điều trị tại nơi cơ sở KCB được tính đúng tuyến.

Khám chữa bệnh BHYT
                                                Khám chữa bệnh BHYT

Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là” sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu..; Người có công với cách mạng; Thân nhân người có công với cách mạng( cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng;” thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.
Trường hợp khám lại: theo yêu cầu điều trị: Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần thực hiện khám chữa bệnh.
2. Mức hưởng

2.1.Thanh toán tại các bệnh viện, cơ sở KCB BHYT:

KCB đúng quy định

Người tham gia đi KCB có xuất trình thẻ BHYT , giấy tờ tùy thân chứng minh hợp lệ tại cơ sở KCB ban đầu hoặc cơ sở KCB BHYT khác có giấy chuyển viện được thanh toán như sau:

a/ Sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thông thường:

100% chi phí KCB đối với đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; Người có công cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi; chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) và KCB tại tuyến xã; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
95% chi phí KCB đối với đối tượng: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Thân nhân người có công với cách mạng.
80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

b. Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán như sau:

100% chi phí KCB không giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người hoạt động cách mạng trước 1945; người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước 19/8/1945; Bà mẹ VN anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát.
100% chi phí đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.
100% chi phí đối với: Người có công với cách mạng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC.
95% chi phí đối với: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; Thân nhân người có công với cách mạng trừ nhóm đối tượng quy định điểm i khoản 3, điều 12 Luật BHXH số 46/2014; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
80% chi phí dành cho đối tượng và nhóm đối tượng khác.

KCB không đúng cơ sở đăng ký KCB ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán như sau:

60% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB tuyến tỉnh;
40% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB trực thuộc Trung Ương.

2.2 Giá trị sử dụng thẻ:

Đối với người tham gia là lần đầu, gián đoạn thời gian tham gia BHYT liên tục từ 3 tháng trở lên thẻ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.
Đối với người tham gia liên tục, gia hạn thẻ, gián đoạn tối đa không quá 3 tháng thì thẻ có hiệu lực từ ngày đóng tiền BHYT cho đơn vị ,đại lý thu..

2.3. Thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT tại cơ quan BHXH:

KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT; đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT nhưng không đủ thủ tục KCB: Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán. Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, cơ quan BHXH thanh toán cho người bệnh chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC

Xem thêm hướng dẫn tại: https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/kham-benh-chua-benh-khong-co-the-bhyt.html

Mức tiền cụ thể thanh toán trực tiếp theo quy định tại phụ lục Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính về:
Giá dịch vụ khám chữa bệnh
Giá dịch vụ ngày giường bệnh
Giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm

Tải phụ lục chi tiết Thông thư 37/2015/TTLT-BYT-BTC tại đây

Lưu ý: Trường hợp đi KCB ở nước ngoài không được thanh toán chi phí KCB theo Điều 14 và Phụ lục 04 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
3. Các trường hợp không được hưởng BHYT

Trích Điều 23 Luật BHYT, các trường hợp không được hưởng BHYT gồm:

Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
Khám sức khỏe.
Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. Trừ trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích. (đã bãi bỏ)
Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. (đã bãi bỏ)
Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Cấp phát thuốc Khám chữa bệnh BHYT
                             Cấp phát thuốc Khám chữa bệnh BHYT

4. Cách đọc thông tin trên thẻ BHYT
Ô thứ nhất (2 ký tự đầu tiên): Mã đối tượng tham gia BHYT được ký hiệu bằng chữ. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
Ô thứ 2 (1 ký tự tiếp theo): Mức hưởng BHYT và được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5). Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ô thứ 3 (2 ký tự tiếp theo): Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới). Riêng mã của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98.
Ô thứ 4 (2 ký tự tiếp theo): Mã quận, huyện. thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi quản lý đầu mối của người tham gia BHYT (Theo thứ tự huyện quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và công văn số 628/TCTK-PPCĐ). Riêng đối tượng do tỉnh trực tiếp thu có ký hiệu 00.
Ô thứ 5 (3 ký tự tiếp theo): Mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo loại đối tượng. Trong đó, đối tượng do xã quản lý (bao gồm cả người lao động làm việc trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể), lấy ký tự đầu ký hiệu bằng số 9 (901, 999).
Ô thứ 6 (5 ký tự cuối): Số thứ tự của người tham gia BHYT trong 1 đơn vị, được ký hiệu bằng số (theo số tự nhiên từ 00001 đến 99999).

Lưu ý: Nếu trên thẻ BHYT có dòng chữ “Thời điểm đủ 5 năm liên tục từ…..” sẽ được hưởng quyền lợi 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nếu đủ điều kiện sau:

Khám chữa bệnh đúng tuyến;
Có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm cộng dồn lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (Lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Dự kiến đến 01/07/2020 thì lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng).

Thông tin chi tiết và trợ giúp:

Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Trung: 1900 6134 | mtebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

(Nguồn thông tin: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Khám dịch vụ

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Khám dịch vụ là người bệnh đăng ký khám chữa bệnh theo yêu cầu mà bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế. Giá dịch vụ được niêm yết tại khoa khám bệnh. bệnh nhân có thể chọn các phẫu thuật, thủ thuật, cận lâm sàng theo yêu cầu. Hiện nay Bệnh viên đa khoa huyện Văn Bàn với đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn tốt cùng với trang thiết bị y tế được nâng cấp và trang bị mới, đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn
Máy nội soi tai mũi họng tại bệnh viện Văn Bàn

Đặc biệt hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất hiện nay (máy sinh hóa A25, Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông số, máy XQ Scanner, máy nội soi tai mũi họng, máy soi cổ tử cung…). Chúng tôi đang dần hoàn thiện mình để ngày một nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Văn Bàn, với phương trâm ” chăm sóc người bệnh như người thân “. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiên đóng góp của người bệnh và chăm sóc bạn tốt hơn !

32 bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú
bệnh viện cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh nội trú

Nữ bệnh nhân 76 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Chợ Rẫy làm thủ tục thăm khám, với chẩn đoán ung thư đại tràng sigma, theo dõi bán tắc ruột.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân ăn giảm sút vì ăn vào đau và chướng bụng. Bệnh nhân chủ yếu ăn cháo lỏng, và chỉ uống khoảng 200ml/ ngày. Bệnh nhân bị sụt cân nhưng không rõ tiền sử.

Đồng thời do bệnh nhân nằm nhiều vì yếu sức không thể đi lại nên khi nhập viện, bệnh nhân đã bị teo cơ nặng.

Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh
Các y bác sỹ hết lòng chăm sóc người bệnh

“Vấn đề đặt ra là nên bắt đầu điều trị ung thư cho bệnh nhân luôn hay điều trị dinh dưỡng trước. Một cuộc hội chẩn liên khoa đã được diễn ra, và chúng tôi đã quyết định điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư”- TS. BS Lưu Ngân Tâm- Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

TS Tâm thông tin, sau 2 tuần tích cực điều trị dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân đã thay đổi, bệnh nhân đã tăng 3 kg, bắt đầu đi lại được. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật cắt khối ung thư. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã khoẻ mạnh và xuất viện.

“Qua đây cho thấy vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh”- TS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
Ngoài công tác chữa bệnh việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

Những thông tin trên được TS Tâm đưa ra tại tội thảo tập huấn Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức tại Hà Nộị. Lãnh đạo các bệnh viện, trưởng khoa dinh dưỡng của gần 30 bệnh viện trên cả nước đã tham dự Hội thảo này.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, dinh dưỡng bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi thể trạng cho người bệnh. “Dinh dưỡng là thuốc, thuốc là dinh dưỡng” phải được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ điều trị bệnh.

Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi
Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác dinh dương trong các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu bộ phận chuyên môn chẩn đoán, điều trị dinh dưỡng; dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đưa vào giá dịch vụ y tế; công tác đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thầy thuốc, bệnh nhân còn hạn chế…

Ngày 10/5/2019, Cục Khám chữa bệnh đã ban hành Quyết định số 93 QĐ-KCB về việc phê duyệt quy trình sàng lọc tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú. Quyết định đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau khi ra viện và vấn đề dinh dưỡng bệnh viện trong suốt quá trình nằm viện của người bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị tại các bệnh viện.

Dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP) bao gồm công cụ sàng lọc dinh dưỡng và quy trình đánh giá dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện, tổ chức đào tạo, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện và thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam.

Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh
Hội nghị dinh dưỡng cho người bệnh nội trú, bữa ăn học đường của trẻ em

Ghi nhận ban đầu khi triển khai tại 7 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị, Quân y 354, Quân y 175, Nhân dân và Bệnh viện đa khoa Bà Rịa có 80-90% số khoa trong bệnh viện thực hiện sàng lọc tình trạng dinh dưỡng; Tỷ lệ người bệnh nội trú được sàng lọc tình trạng dinh dưỡng từ 51,4% đến 90%.

Kết quả sàng lọc tình trạng dinh dưỡng được ghi vào trong hồ sơ người bệnh; hầu hết người bệnh nội trú được hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng đường uống có chứng minh lâm sàng ngay sau khi nhập viện (tỉ lệ khi chưa triển khai là 0/7). Người thực hiện sàng lọc: là cán bộ dinh dưỡng, điều dưỡng và bác sỹ điều trị nhưng chủ yếu là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Hầu hết người bệnh được hỏi có sử dụng dung dịch dinh dưỡng đường uống trong 48 giờ đầu.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sau khi triển khai thí điểm tại 7 bệnh viện, dự án sẽ nhân rộng và triển khai tại 25 bệnh viện vể sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

Chiều ngày 5/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với ông Đam.

Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam
Chính phủ giao quyền bộ trưởng y tế cho ông Vũ Đức Đam

Trao đổi tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều chuyển sang làm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương.
Ông Mai Tiến Dũng cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Bộ Y tế trước Bộ Chính trị, trước Trung ương, cũng như trước Chính phủ.

Theo ông Dũng, với trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, khi Quốc hội chưa họp, Thủ tướng sẽ giao quyền Bộ trưởng cho cán bộ được phân công. Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội, để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng.

Ông Dũng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã họp, phân rõ trách nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chính phủ đang thực hiện nội dung này theo trình tự, thủ tục được quy định.

“Trước mắt chúng ta phải chờ Quốc hội miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã, sau đó mới thực hiện quy trình tiếp theo”, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thêm.

Nguồn: https://dantri.com.vn

Hội nghị hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 24 thu hút trên 2.000 đại biểu tham dự

Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019

Chiều ngày 14/11, Hội nghị hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 24 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Hà Nội. Hội nghị do Hội Hô hấp Châu Á – Thái Bình Dương kết hợp cùng Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức.

Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019
Hội nghị hô hấp Châu Á thái bình dương năm 2019

Hội nghị hô hấp châu Á-Thái bình dương (APSR) lần thứ 24 với chủ đề “Chia sẻ những kiến thức và phương pháp tiếp cận mới trong lĩnh vực hô hấp” sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 14-17/1, thu hút hơn 2000 đại biểu quốc tế đăng kí tham dự; 82 diễn giả với 118 bài giảng; 520 báo cáo viên với gần 250 bài báo cáo là hơn 400 báo cáo poster sẽ đề cập đến các nội dung chuyên sâu: Y học hô hấp lâm sàng; Sinh học tế bào và phân tử; Dị ứng lâm sàng và Miễn dịch học; Sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và dịch tễ học; Nhiễm trùng hô hấp (Không do lao); Lao phổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Hen; Sinh học hô hấp và giấc ngủ; Hồi sức cấp cứu; Nội soi phế quản và Kỹ thuật can thiệp; Bệnh phổi nhi; Cấu trúc và chức năng hô hấp; Tuần hoàn phổi; Bệnh phổi kẽ; Ung thư phổi…

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu tại Phiên khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương nhấn mạnh: Hội nghị là một trong những diễn đàn khoa học quan trọng nhất trong khu vực về các bệnh hô hấp. Nội dung hội nghị năm nay sẽ bao trùm các bệnh về phổi và các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác, rối loạn ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen, ung thư phổi, suy hô hấp mạn tính và cấp tính và nhiều chủ đề khác. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong những năm qua, Chính phủ và Lãnh đạo ngành y tế Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp và phân bổ các nguồn lực quan trọng để hỗ trợ và phát triển y tế. Các thầy thuốc được đào tạo chuyên nghiệp, liên tục cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn. Bộ trưởng cũng tin tưởng, hội nghị này sẽ cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và là cơ hội để các chuyên gia về hô hấp gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp.
Trước đó, tại cuộc họp báo thông tin về hội nghị, GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc phụ trách quản lý và điều hành Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam cho hay tần suất mắc COPD trong dân số chiếm khoảng 4,4% số người trên 40 tuổi và tỷ lệ này có xu hướng ngày một tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài yếu tố do hút thuốc lá, thuốc lào, thì ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ các phương tiên giao thông, từ khói bếp than, khói đốt rơm rạ) cũng đang được coi là 1 trong những yếu tố quan trọng.

GS.TS Ngô Quý Châu và PGS.TS Lương Ngọc Khuê chủ trì cuộc họp báo thông tin về Hội nghị
GS.TS Ngô Quý Châu và PGS.TS Lương Ngọc Khuê chủ trì cuộc họp báo thông tin về Hội nghị

PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, cũng chia sẻ: các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. “Chúng tôi có kết hợp với Đại học Y tế công cộng, Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu về tần suất nhập viện của bệnh hô hấp, bệnh tim mạch tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, trong những đợt ô nhiễm không khí cao điểm, tần suất nhập viện tăng lên. Như vậy, mối liên quan giữa bệnh hô hấp với ô nhiễm không khí, với thời tiết giao mùa đang là 1 thách thức với xã hội”.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo bộ ban nghành và chuyên môn hô hấp
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo bộ ban nghành và chuyên môn hô hấp

Các chuyên gia cho biết, trong các thành phần gây ô nhiễm, không khí bụi mịn và yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng không khí. Do kích thước quá nhỏ nên khi chúng ta hít vào, cơ thể không cảm nhận được và không thể đẩy ra ngoài, bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào các phế nang gây tổn thương phổi, xơ phổi; chúng xuyên qua các phế nang, mao mạch xâm nhập vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến tim mạch, gây các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chất trung gian sinh ra do phản ứng viêm sẽ gây đột quỵ não, tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

Với việc ban hành các hướng dẫn điều trị, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý và điều trị các bệnh về hô hấp. Hiện nay, các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành hô hấp đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhanh chóng như nội soi phế quản ống mềm, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản ảo, sinh thiết xuyên vách phế quản dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang… góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Bài, ảnh: Mai Thanh

Gây tê ngoài màng cứng – Kỹ thuật giúp mẹ bầu không đau sau sinh mổ

Hình ảnh: Phẫu thuật

Giảm đau sau mổ lấy thai

Vết mổ sau khi sinh khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng đau đớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như vấn đề vận động, cho con bú hay trầm cảm sau sinh. Để cải thiện tình trạng này, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai đã và đang triển khai dịch vụ kỹ thuật mới: “Giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng”.

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là kĩ thuật sử dụng thuốc tê tại chỗ hoặc các thuốc thuộc dòng họ mocphin bơm vào khoang ngoài màng cứng để giảm đau nhờ các thuốc này ngấm trực tiếp vào các rễ thần kinh hoặc các ổ nhận cảm đặc hiệu.

Hình ảnh: Luồn Cathater vào khoang ngoài màng cứng để tiêm thuốc tê
Hình ảnh: Luồn Cathater vào khoang ngoài màng cứng để tiêm thuốc tê

. Sở dĩ phương pháp này được đánh giá cao vì tính linh hoạt của nó, bởi có thể dùng như một kỹ thuật vô cảm (làm một vùng cơ thể mất cảm giác hoàn toàn), hoặc chỉ sử dụng để giảm đau.

Gây tê ngoài màng cứng có đau không?

Một số phụ nữ lo sợ việc gây tê ngoài màng cứng hơn cả việc sinh con. Tuy nhiên, hầu hết những ai đã từng thực hiện đều cho biết thủ thuật gây tê ngoài màng cứng dễ chịu hơn nhiều so với những cơn đau khi bị kim tiêm dịch truyền hay thậm chí so với một cơn co thắt tử cung khi sinh. Bạn có thể cảm nhận được thuốc tê đang được truyền vào cơ thể qua cathater. Qúa trình tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 5 giây. Thuốc tê sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 2 – 3 phút và đạt đỉnh sau 7 – 10 phút. Vì vậy cơn đau của bạn sẽ chấm dứt hoàn toàn sau 10 phút.

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Phương pháp này dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể do tác dụng của thuốc tê gây dãn mạch máu, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Trưởng hợp sau mổ lấy thai, nếu không gây tê, cơn đau sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây stress vào trong mạch máu, làm tăng nhịp tim cũng như tăng chuyển hướng máu từ tử cung. Ngoài ra, cơn đau sẽ làm mẹ bầu hạn chế vận động, sinh hoạt cũng như cho con bú. Và gây tê ngoài màng cứng sẽ khắc phục được tất cả các hiện tượng này mà không gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng

Ngoài công dụng giúp mẹ bầu đẻ không đau khi sinh thường hay sinh mổ, gây tê ngoài màng cứng còn có lợi ích giảm đau sau mổ đến 48 – 72h.

Hình ảnh: Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng
Hình ảnh: Giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng

Để thực hiện được thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê có nồng độ thấp hay nhóm thuốc họ opioids, hoặc cả hai, sau đó tiêm qua cathater ngoài màng cứng vào trong khoang ngoài màng cứng. Lượng thuốc này sẽ giúp mẹ không còn cảm thấy đau đớn trong suốt 48h – 72h sau mổ, đồng thời giảm cả ảnh hưởng do phẫu thuật lên các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, với phương pháp này, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt, đi lại, vận động và cho con bú bình thường.
Những lưu ý khi tiến hành phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Trước khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau sinh mổ, mẹ bầu cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về nguy cơ, rủi ro, biến chứng và tác dụng phụ của thuốc gây tê mà cơ thể mẹ có thể gặp phải. Cần thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn mình có thể sử dụng kỹ thuật này không nhé.

Trong quá trình gây tê, cần làm theo đúng yêu cầu của bác sĩ về tư thế (có thể ngồi cong lưng hoặc nằm nghiêng sao cho hai đầu gối gập vào bụng, đầu cúi sâu xuống ngực…).

Khi bác sĩ bắt đầu tiêm thuốc tê, thuốc chảy tới đâu, mẹ bầu sẽ cảm thấy man mát, tê tê chỗ đó. Sau khoảng 15 phút, thuốc tê bắt đầu có tác dụng, cảm giác đau đớn của mẹ sẽ không còn nữa và việc “vượt cạn” sẽ nhẹ nhàng hơn bao giờ hết./.

 

Hotline: 0967951414
Nhắn tin Facebook Zalo: 0916359682